Bế mạc phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội kha XIII

Quỳnh Hoa| 09/03/2016 13:40
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng 9/3, phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội kha XIII đã bế mạc.

Phát biểu kết luận sau 3 ngày làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, với vị trí quan trọng của kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, các cơ quan hữu quan cần nỗ lực, tích cực chuẩn bị, hoàn tất các nội dung để đảm bảo kỳ họp diễn ra thuận lợi, thành công.

Tổng kết sâu sắc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII; cho ý kiến về Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật tiếp cận thông tin và thông qua Nghị quyết phê chuẩn nhân sự Ban Thư ký nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 45 và tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ban soạn thảo đã chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo hai báo cáo. Theo đó bản dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp 46 đã được bố cục khác so với dự thảo lần đầu theo tinh thần khái quát, nêu bật được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; các bài học kinh nghiệm được sắp xếp theo trình tự mới và bổ sung thêm 3 nội dung khác...

Bế mạc phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hoan nghênh ban soạn thảo đã tiếp thu, hoàn thiện dự thảo báo cáo. Chủ tịch Quốc hội cho rằng báo cáo cần thể hiện như một lời cảm ơn của Quốc hội gửi tới đồng bào, cử tri cả nước, sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của các cơ quan chức năng... trong nhiệm kỳ vừa qua.

Trong phần bài học kinh nghiệm, cần nghiên cứu để bổ sung thêm nội dung quan trọng đó là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đã được cử tri và nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ, đóng góp ý kiến, kiểm tra giám sát, nhờ đó Quốc hội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần đánh giá đậm hơn, sâu sắc hơn về vai trò của đại biểu Quốc hội trong cả nhiệm kỳ XIII. Chủ tịch Quốc hội và nhiều ý kiến khác trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã góp ý về cách thể hiện đối với một số nội dung cụ thể trong dự thảo báo cáo...

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng dự thảo báo cáo cần bổ sung nội dung đánh giá về những hoạt động hiệu quả của Quốc hội trong việc góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, trong đó có vấn đề Biển Đông. Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền, trong bài học kinh nghiệm cần nhấn mạnh hơn nữa hoạt động của Quốc hội luôn quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước góp ý, đối với việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, dự thảo báo cáo cần thể hiện được nội dung trong nhiệm kỳ khóa XIII, Quốc hội đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn của đất nước...

Trên cơ sở ý kiến đóng góp tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc Uông Chu Lưu cho biết sẽ tiếp thu, thể hiện báo cáo theo hướng khái quát cao, trong đó nêu bật được những thành tựu của Quốc hội đã đóng góp cho sự phát triển của đất nước, nêu rõ những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm...

Kỳ họp thứ 11: Thông qua 7 dự án luật và quyết định nhiều vấn đề quan trọng

Về chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến thời gian tiến hành kỳ họp 11 là 22,5 ngày làm việc, trong đó Quốc hội làm việc 2,5/5 ngày thứ bảy; dự kiến khai mạc ngày 21/3 và bế mạc vào ngày 16/4/2016.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị của cơ quan hữu quan và ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự kiến bổ sung 2 nội dung: Trình Quốc hội phê chuẩn Thỏa thuận về việc cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; Báo cáo về kết quả đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các vấn đề có liên quan (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu). Rút các nội dung: Kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để tiếp tục chuẩn bị, trình Quốc hội khóa XIV quyết định tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10-2-2016). Các báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sẽ gửi đại biểu Quốc hội khóa XIV tự nghiên cứu tại kỳ họp thứ nhất).

Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 07 dự án luật: Luật tiếp cận thông tin; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật báo chí (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật dược (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi). Kỳ họp thứ 11 không xem xét dự án Luật biểu tình. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ cần có sự thống nhất, đồng thuận cao trong Chính phủ, sau khi Chính phủ chuẩn bị kỹ mới trình Quốc hội xem xét dự án Luật biểu tình.

Các vấn đề kinh tế - xã hội, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 20; xem xét, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-20 và quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; Quyết định kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020; xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII....

Tạo điều kiện tốt hơn cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin 

Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật tiếp cận thông tin đã giải trình rõ về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật (Điều 1); về ý kiến đề nghị mở rộng chủ thể cung cấp thông tin, không chỉ có cơ quan nhà nước mà bao gồm cả các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có sử dụng ngân sách nhà nước, vì các tổ chức, đơn vị này cũng nắm giữ nhiều thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân là trách nhiệm của Nhà nước. Hầu hết các thông tin mà người dân quan tâm là các thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ, các thông tin này cơ bản đều do cơ quan nhà nước tạo ra hoặc nắm giữ. Do đó, dự thảo Luật quy định cơ quan nhà nước là chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin là phù hợp, thuận lợi cho cơ quan nhà nước và công dân. Việc quy định các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin nhằm khẳng định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc công khai, minh bạch các hoạt động của mình trước nhân dân. Đối với các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước có sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin theo điều lệ, quy chế và tôn chỉ mục đích của mình, còn việc cung cấp, công khai các thông tin liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách của tổ chức, đơn vị đã được quy định tại các văn bản pháp luật liên quan như: Luật phòng, chống tham nhũng, Luật đầu tư, Luật ngân sách, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn... Vì vậy, đề nghị cho giữ phạm vi điều chỉnh như quy định tại Điều 1 của dự thảo Luật.

Đối với ý kiến đề nghị cần đưa vào điều chỉnh trong Luật tiếp cận thông tin tất cả các quy định về việc tiếp cận thông tin của công dân đang được quy định trong các luật khác để dễ thực hiện. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu, hiện nay quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực, việc tiếp cận này có tính chất, trình tự, thủ tục và thời gian rất khác nhau. Do đó, không thể pháp điển hóa tất cả các quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan đến tiếp cận thông tin của công dân để đưa vào Luật này được. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho rà soát lại quy định có liên quan đến vấn đề này tại các văn bản quy phạm pháp luật để luật hóa, bổ sung trong dự thảo Luật tiếp cận thông tin một số nội dung cần thiết phải được công khai nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin như tại Điều 17 của dự thảo Luật.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bế mạc phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội kha XIII