Kinh tế Việt Nam 2020: Vượt đại dịch, khng ngừng tăng trưởng

T.Nhi| 31/12/2020 :50
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Năm 2020, tuy kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nhưng nước ta vẫn giữ mức tăng trưởng GDP cao so với thế giới, thu hút hng chục tỷ USD vốn đầu tư nước ngoi. Đặc biệt, xuất siêu ở mức cao nhất trong 5 năm qua.

Vốn FDI  tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019

Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới ngày 20/12, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dưới tác động của đại dịch Covid-19, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong năm 2020 tuy giảm so với năm 2019, nhưng mức độ giảm đã được cải thiện.

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang dần hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh và mở rộng dự án.

Điểm nhấn trong năm 2020 là vốn đầu tư điều chỉnh đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019, mặc dù số lượt dự án đăng ký điều chỉnh giảm 17,5%.

gdp.jpg
Việt Nam hút vốn FDI 

Như vậy, tính đến nay, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 28,53 tỷ USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2019.

Có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong năm 2020, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng số vốn gần 9 tỷ USD, chiếm 31,5%. Sau đó là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hong Kong.

Không ngừng tăng trưởng

Theo Tổng cục Thống kê, GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, trong đó quý I tăng 3,68%, quý II tăng 0,39%, quý III tăng 2,69%, quý IV tăng 4,48%.

Theo nhận định của lãnh đạo Tổng cục Thống kê, đây là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.

hang-tet.jpg
Chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

Cả nước có 134.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 2,236 triệu tỷ đồng, giảm 2,3% về số doanh nghiệp và tăng 29,2% về vốn đăng ký. Bên cạnh đó, còn có 44.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và gần 37.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,1% so với tháng trước. Bình quân năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2019. Tính chung quý IV, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý IV/2019.

Dự báo khả quan

Năm 2021 được coi là năm bản lề, khởi đầu cho kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025. Cũng khởi đầu năm mới 2021, nhiều sự kiện được đón chờ, gây chú ý nhất đó là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra vào tháng 1. Tiếp đó sẽ là bầu cử Quốc hội khóa mới vào tháng 5. Đây là những sự kiện sẽ quyết định những thay đổi lớn về kinh tế- xã hội trong những năm tới.

Trong tháng cuối cùng của năm 2020, Chính phủ đã đưa ra kế hoạch 5 năm tới, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5%-7%.

Điều đáng lưu ý là quy mô GDP giai đoạn này được điều chỉnh, khác với các giai đoạn trước đây (điều chỉnh quy mô GDP làm cho GDP cao hơn 27% trong năm 2020 do khu vực kinh tế chưa được quan sát được đưa vào để tính GDP), do đó mức tăng trưởng dựa trên cơ sở cao này được dự báo là rất khả quan.

Trong kế hoạch 5 năm sẽ có 2 giai đoạn, gồm giai đoạn phục hồi (2021-2022) và giai đoạn tăng tốc (2023-2025).

Dự báo về chính sách trong năm bản lề 2021, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt nam sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, bên cạnh các giải pháp khống chế dịch Covid-19.

xnk.jpg
Năm 2021 được dự báo sẽ là bản lề cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Các chuyên gia phân tích của Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư, thuộc Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn -SSI nhận định: “Năm 2021, Chính phủ vẫn tiếp tục việc nới lỏng chính sách tiền tệ và thực hiện chính sách tài khóa mở rộng.Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách năm 2021 sẽ tiếp tục ở mức cao, kể cả theo số tuyệt đối do GDP theo giá hiện hành được điều chỉnh tăng".

Trước tình hình dịch Covid-19 đang có nguy cơ bùng phát, các chuyên gia kinh tế tiếp tục đưa ra các kịch bản. Trong đó có dự báo các đợt bùng phát dịch Covid-19 vẫn có thể xảy ra, do vậy, các chuyến bay thương mại quốc tế sẽ khó thực hiện trong quý 1/2021, mà chỉ có thể được nối dần từ quý II/2021. Lượng khách du lịch quốc tế cũng sẽ tăng dần từ quý II/2021.

SSI dự báo, tăng trưởng GDP năm 2021 ổn định khoảng 6,5% so với năm trước (cao hơn kế hoạch của Chính phủ là 6%). Mức tăng trưởng sẽ bắt đầu tăng tốc từ quý II/2021 và giữ đà tăng đó đến năm 2022 (tăng đến khoảng hơn 7%).


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kinh tế Việt Nam 2020: Vượt đại dịch, khng ngừng tăng trưởng