Mặc d đã ở tuổi 80 nhưng b Ma Thị Tm, người dân tộc Ty vẫn cn rất minh mẫn, nhanh nhẹn hoạt bát. Khun mặt v ánh mắt b Tm lun ngời sáng mỗi khi nhớ lại một thời gia đình b được may mắn l “người hng xm”, rồi sau đ b Tm cn được vinh dự l người nấu cơm cho Bác Hồ tại thủ đ gi ngn m nay l khu ATK, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Hơn thế nữa, khi khu ATK
Ông Trương Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC gặp mặt và trao quà cho bà Ma Thị Tôm
Được gặp bà Tôm và những nhân chứng đã từng sống, làm việc với Bác Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp tại ATK Định Hóa, qua câu chuyện của họ về tinh thần lao động, học tập không biết mệt mỏi của Bác Hồ mà đặc biệt là lối sống nhân văn, giản dị, khiêm nhường, tiết kiệm khiến mỗi chúng tôi không khỏi dưng lệ. Năm 1948, bà Tôm mới 20 tuổi đã cùng chồng và gia đinh sơ tán đến ở tại chân đồi Tỉn Keo nơi có Bác Hồ, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng sống và làm việc. Bà Tôm kể rằng lúc được cán bộ hướng dẫn đi sơ tán tránh sự càn quét của Pháp, cả gia đình rất lo lắng vì phải bỏ bản thân quen, nhưng khi cả bản cùng đi theo cán bộ và được định cư ở chân đồi Tỉn Keo cách bản của bà không xa thì mừng lắm.
Điều ấn tượng đầu tiên với bà Tôm là đồi Tỉn Keo và khu vực lân cận từ cây quả, cảnh vật rất khác, cả đồi Tỉn Keo bà nhìn chỗ nào cũng rất là nhiều rau, củ, quả xanh mướt. Đầu tiên cán bộ phổ biến là những luống rau đủ loại đó được cán bộ trồng giúp người dân từ trước nên ai có nhu cầu loại rau gì để ăn hoặc chăn nuôi thì cứ việc mà hái, không cần phải xin phép. Nhưng cán bộ cũng căn dặn là phải rất tiết kiệm rau và thực phẩm không được lãng phí, cuộc sống sơ tán cũng rất khó khăn nên những đồi rau, ruộng ngô, luống khoai phục vụ đồng bào cũng nhanh chóng bị vặt trụi làm thức ăn cho đồng bào và đông đảo cán bộ. Lúc này bà Tôm là người đi đầu trong công tác vận động dân bản hăng hái tăng gia sản xuất nên chẳng mấy chốc các loại rau, củ, quả nhanh chóng được hồi sinh không chỉ tại đồi Tỉn Keo mà còn được nhân rộng ra khắp vùng lân cận.
Tuy nhiên, lúc này quân đội Pháp liên tục càn quét, máy bay bắn phá liên tục, việc thâm canh, tăng gia sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn nên đồng bào đành phải nhận thêm sự trợ giúp gạo, ngô từ Chính phủ. Bà Tôm kể rằng qua gần 2 năm sống ở chân đồi Tỉn Keo thì một hôm cán bộ nhà nước đến bảo rằng bà được đi gặp Bác Hồ, lúc này con tim bà run lên vì sung sướng nhưng cán bộ căn dặn phải hết sức bí mật không được nói cho bất kỳ người nào. Thế là bà đành kìm nén cảm xúc trong lòng, lúc này bà nghĩ chắc Bác phải ở một nơi rất xa, phải băng rừng vượt suối hàng tháng mới có thể đi đến nơi Bác sống và làm việc nên bà Tôm tự nhủ, dù có vượt thác ghềnh, bà cũng rất vui và vinh dự.
Bà nhanh chóng chạy lên nhà lấy bọc quần áo đã chuẩn bị sẵn từ lâu để đi cùng cán bộ, nhưng người cán bộ lập tức ngăn lại và bảo với bà rằng: Chị không phải mang theo gì đâu cứ mặc quần áo thế này đi thôi không muộn. Bà Tôm rất áy náy, phân trần với cán bộ rằng: Không lâu đâu cán bộ ơi, em chuẩn bị gói ghém đồ đạc từ trước rồi chỉ bước chân lên nhà sàn lấy xuống là đi ngay được. Bà Tôm nhớ lại lúc này người cán bộ cười hiền bảo: Chị đừng có lo! Người cán bộ mới nói đến đây thì bà Tôm nói ngay: Chính phủ cho ăn dọc đường đi là cảm ơn lắm rồi còn cấp phát cả quần áo mặc nữa thì em không nhận đâu, em gói sẵn quần áo rồi mà.
Nghe đến đây thì người cán bộ ghé sát tai bà Tôm nói rằng: Bác đang đợi trên đồi Tỉn Keo đấy! Niềm vui đến với bà Tôm thật mãnh liệt, chỉ mất mấy chục phút bà Tôm và người cán bộ đã đến nơi ở và làm việc của Bác. Lúc này Bác ân cần mời bà ngồi và uống nước, lúc gặp Bác bà Tôm đã giật mình vì bà đã gặp Bác khá nhiều lần tham gia tăng gia sản xuất trồng rau, trồng ngô, khoai, sắn quanh khu vực đồi Tỉn Keo.
Bà Tôm kể rằng trước khi được cán bộ dẫn đi gặp Bác thì bà đã thấy Bác nhiều lần cuốc đất, cầm con dao quắm phẻn dời của đồng bào đi phát nương, trồng rau mà bà và dân bản không hề biết đó là Bác Hồ kính yêu. Lần gặp mặt đầu tiên diễn ra nhanh chóng, Bác chỉ hỏi về gia đình và dân bản. Sau này khi bà Tôm chính thức được mời làm người nấu cơm cho Bác từ năm 1950, được làm việc bên Bác, gia đình bà rất vui nhưng cũng phải giữ bí mật tuyệt đối.
Phong cách sinh hoạt giản dị, thanh cao, ghét thói xa hoa, lãng phí của Bác và sự gần gũi với người dân đã trở thành huyền thoại. Một trong những yếu tố góp phần làm nên huyền thoại ấy bắt đầu từ điều vô cùng bình thường nhất, đó là những bữa ăn của Bác. Bà Tôm kể rằng: Những năm kháng chiến đó vô cùng kham khổ, Bác vẫn ăn chung với anh em, bát ăn chỉ là ống bương cưa ra, thức ăn chủ yếu là măng, rau, ngon nhất cũng chỉ là thịt chim, sóc săn bắn hoặc đánh bẫy được đem kho mặn với muối để Bác ăn dần. Rất ít khi Bác bảo bà Tôm đi chợ vì đường xa mà lại có thể gặp nguy hiểm khi địch phát hiện nên trong giai đoạn này thức ăn của Bác chủ yếu là rau rừng hoặc tăng gia sản xuất con gà, quả trứng. Đến năm 1954, khi chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Bác Hồ, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng trở về Thủ đô Hà Nội, bà Tôm và nhiều cán bộ lão thành được giao ở lại xây dựng và bảo vệ ATK từ bấy đến giờ.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và cảm phục trước Người, nên khi xây dựng khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, bà Tôm đã hiến hàng chục héc ta đất vào khu di tích này. Có lần ông Trương Hoà Bình, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC cùng Hội đồng Thẩm phán TANDTC hành hương về ATK tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Thái Nguyên, khi về đến Định Hoá, ông Trương Hoà Bình và Đoàn công tác không quên gặp gỡ, tặng quà cho bà Ma Thị Tôm. Những câu chuyện của bà Tôm về Bác thật ý nghĩa, thiết thực và xúc động, khiến những người hành hương về ATK không khỏi cảm kích, bùi ngùi và xúc động.
Cao Văn Tỉnh