Năm nay 20 c thể ni l một năm rất đặc biệt đối với đất nước ta. Đây l năm đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam với các nước.
20 năm ngày gia nhập ASEAN, 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, 20 năm ngày ký hiệp định khung với Liên minh châu Âu (EU)…, cùng nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Theo đó, điểm nổi bật nhất của chính sách đối ngoại trong năm 20 là tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ Việt Nam với các đối tác quan trọng, đối tác trung tâm chính trị kinh tế chiến lược trên thế giới….
Ngoại giao Việt Nam 2014: Bản lĩnh và linh hoạt
Kết thúc năm 2014 đầy biến động, ngành Ngoại giao Việt Nam để lại nhiều dấu ấn nổi bật, đặc biệt là trong ứng xử về biển Đông, trong quan hệ với các đối tác quan trọng, trong nỗ lực đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống... đảm bảo mục tiêu bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích dân tộc, nâng cao vị thế đưa đất nước tiến đến kỷ nguyên hợp tác, phát triển vì hòa bình và thịnh vượng chung.
Chính sách đối ngoại toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm là vấn đề đáng ghi nhận, theo đó năm 2014, ngoại giao đã được triển khai toàn diện và đồng đều ở tất cả các kênh, từ song phương tới đa phương, từ ngoại giao chính trị tới ngoại giao kinh tế, văn hóa, từ đối ngoại nhà nước tới đối ngoại Đảng, Quốc hội và ngoại giao nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả nước, cả dân tộc, trong đó ngoại giao nhà nước là nòng cốt. Cùng với đó, ngành ngoại giao luôn chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, đó là góp phần duy trì hòa bình, môi trường ổn định và xử lý quan hệ với các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới, và với các nước láng giềng, khu vực.
Đẩy mạnh quan hệ với các đối tác quan trọng, theo đó năm 2014 ghi nhận dấu ấn của ngành ngoại giao Việt Nam trong việc mở rộng và thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực, cũng như với các đối tác quan trọng. Cụ thể là mối quan hệ của Việt Nam với ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương, các đối tác quan trọng như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… được đánh dấu bằng một loạt các chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao Nhà nước ta.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Liên bang Nga vào tháng 11/2014
Trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, Việt Nam đã thể hiện được vai trò tích cực và chủ động. Còn trong quan hệ với các nước Đông Á, tại các diễn đàn của khu vực Đông Á như ARF, ADMM+ hay Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam đã chủ động phối hợp với ASEAN trong việc duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, duy trì đoàn kết trong ASEAN, thúc đẩy phối hợp, hợp tác trong các vấn đề mà Việt Nam có lợi ích sát sườn…
Đối với Mỹ, năm 2014 là năm đầu tiên thỏa thuận nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên quan hệ đối tác toàn diện đi vào triển khai cụ thể. Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục được củng cố và ngày càng đi vào thực chất, đa dạng, thể hiện trong các chỉ số về kinh tế, xuất nhập khẩu, thương mại… Hiệu quả ngày càng cao, với những lĩnh vực mới được đưa vào trong quá trình hợp tác giữa hai bên. Một trong những điểm thực chất đó là Hiệp định hạt nhân dân sự 123 đã được ký kết mở ra nhiều triển vọng về mặt hợp tác hạt nhân cũng như trong các lĩnh vực khác.
Đấu tranh ngoại giao được đặt lên hàng đầu trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, bởi đây được xem là mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam và là chìa khóa để duy trì hòa bình, ổn định. Bên cạnh đó là việc chúng ta xử lý có trách nhiệm đối với các thách thức an ninh phi truyền thống, chẳng hạn như sự lây lan của virus Ebola, sự tàn bạo của IS và sự nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, nguy cơ cướp biển, an ninh hàng hải, hàng không… gia tăng. Việt Nam đã rất cố gắng làm tốt trách nhiệm của mình đối với các thách thức này. Đặc biệt nNăm 2014 cũng ghi nhận những nỗ lực to lớn của ngành ngoại giao trong công tác bảo hộ công dân và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài….
Năm 20, tiếp tục nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế
Năm 20, đất nước ta sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm, sự kiện quan trọng như kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 20 năm bình thường hóa quan hệ với Mỹ... Đây là năm đánh dấu cột mốc tròn 40 năm Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước kể từ sau khi đất nước thống nhất. Cũng trong năm 20, liên minh nghị viện thế giới sẽ có một cuộc họp rất lớn tại Việt Nam (IPU132), mà nước ta là một thành viên tích cực của IPU từ nhiều năm nay. Đây là sự kiện lớn nhất của ngoại giao Việt Nam năm 20, quy tụ đại diện của hầu như tất cả nghị viện các nước trên thế giới và đây là dịp thuận lợi để Việt Nam quảng bá, tuyên truyền về hình ảnh Việt Nam năng động, phát triển hòa bình và hữu nghị với thế giới.
TS. Trần Việt Thái
Theo đó, điểm nổi bật nhất của chính sách đối ngoại trong năm 20 là tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ Việt Nam với các đối tác quan trọng, các trung tâm chính trị kinh tế chiến lược trên thế giới.
Trên mặt trận chính trị, ngành Ngoại giao Việt Nam chủ trương tiếp tục tập trung làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, đặc biệt là với các nước lớn, các trung tâm kinh tế, văn hóa trên thế giới, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các cam kết quốc tế.
Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu với các đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản… Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta cũng như ngành Ngoại giao Việt Nam là phát triển những quan hệ đối tác này theo chiều sâu bằng nhiều hoạt động cụ thể, phục vụ trực tiếp cho lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.
Năm 20 đánh dấu kỷ niệm tròn 65 năm thiết lập quan hệ Việt - Trung (18/01/1950 - 18/01/20), hai bên đã tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm long trọng ở cấp cao, đẩy mạnh quan hệ, tăng cường trao đổi, và từng bước củng cố, xây dựng lòng tin để thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào ổn định và bền vững.
Năm 20 là một năm đặc biệt của Việt Nam trong quan hệ với các nước ASEAN. Hiện ASEAN đang tăng tốc để xây dựng các cộng đồng ASEAN vào cuối năm 20. Trong quá trình xây dựng Cộng đồng,Việt Nam là một thành viên rất tích cực, là một trong những nước đi đầu trong việc triển khai các biện pháp xây dựng cộng đồng như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam đã thực hiện hơn 80% các biện pháp trong lộ trình xây dựng AEC (chỉ xếp sau Singapore).
Công tác ngoại giao kinh tế sẽ được tiếp tục được chú trọng và đẩy mạnh, đặc biệt là việc kết thúc đàm phán một số FTA quan trọng, thúc đẩy công tác hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động tuyên truyền về hội nhập quốc tế đến tận doanh nghiệp, địa phương và người dân.
Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Mục tiêu chung vẫn là tăng cường phối hợp, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ, không ngừng nâng cao năng lực, sức chiến đấu của các lực lượng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đối ngoại quốc phòng - an ninh, hội nhập với khu vực và thế giới; chủ động, sẵn sàng đối phó với các tình huống bất ngờ, phức tạp nảy sinh, sẵn sàng giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, quyền của các quốc gia ven biển…
Công tác lãnh sự và bảo hộ công dân sẽ tiếp tục được coi trọng, đặc biệt đối với bà con người Việt Nam sống, học tập, lao động và định cư ở nước ngoài, cũng như đối với ngư dân và lao động Việt Nam ở nước ngoài. Điểm mới của năm 20 là Bộ Ngoại giao đã phối hợp với tập đoàn Viettel lập đường dây nóng, trực /, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và xử lý các tình huống nảy sinh liên quan đến công tác lãnh sự và bảo hộ công dân. Đây có thể coi là bước đột phá trong năm 20 của công tác bảo hộ công dân.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại, nâng cao chất lượng và hình thức thông tin, đẩy mạnh phối hợp đối ngoại Đảng, đối ngoại Quốc hội, ngoại giao nhân dân và thống nhất quản lý đối ngoại dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các chương trình như Ngày Việt Nam, Tuần Việt Nam ở nước ngoài… sẽ được tổ chức, phối hợp tốt hơn và ngày càng xã hội hóa để huy động các nguồn lực từ bên ngoài. Bên cạnh đó chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác ngoại giao văn hóa, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài để thế giới ngày càng biết đến dải dất hình chữ S nhiều hơn; đẩy mạnh hợp tác chuyên ngành như y tế, giáo dục, thể thao, khoa học công nghệ phục vụ con người và sự phát triển của đất nước trong bối cảnh mới.