Nhập siêu v “bi toán” tránh phụ thuộc vo một thị trường

Theo Báo Người tiêu d ng| 03/04/20 10:47
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) c mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt...

Song nếu như không có sự “vận động” ngay từ chính doanh nghiệp thì vấn đề kinh tế phụ thuộc vào một thị trường cũng như lo ngại về nhập siêu là hoàn toàn có cơ sở.

Nhập siêu từ Trung Quốc tăng mạnh

Ông Cao Sĩ Kiêm khẳng định: “Việt Nam vẫn là một nước nhập máy móc, vật tư, nguyên liệu… để kích thích sản xuất. Năm 20, muốn nhập siêu ở mức độ chấp nhận được thì nước ta nên tự túc ở một số vấn đề như: trái cây, hàng tiêu dùng có thể sản xuất trong nước thay vì nhập từ Trung Quốc”.

Nhập siêu và “bài toán” tránh phụ thuộc vào một thị trường
Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2014 ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Về thị trường hàng hóa nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43,7 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2013. Một số mặt hàng nhập khẩu từ thị trường này đạt mức tăng cao như: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; điện thoại và linh kiện; vải các loại. Nhập siêu cả năm từ Trung Quốc ước tính đạt 28,9 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm trước. Sau Trung Quốc là thị trường ASEAN, Nhật Bản và EU.

Mặc dù nước ta đang nỗ lực để cải thiện tình trạng nhập siêu, tuy nhiên tính chung 2 tháng đầu năm 20, nhập siêu ước tính 61 triệu USD, trong khi cùng kỳ năm 2014, xuất siêu 1,35 tỷ USD.

Theo nhận định của Thạc sĩ Phạm Bích Ngọc, Phó Trưởng phòng Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Việt Nam đã lệ thuộc quá mức vào nền kinh tế Trung Quốc khi bán hàng sơ chế, nhập hàng tinh chế cả máy móc thiết bị từ Trung Quốc. Chỉ trong vòng một thập kỷ, nhập siêu tăng gần 200 lần và chưa có xu hướng giảm.

Bên cạnh đó, chuyện nhiều thương hiệu có tiếng của Việt Nam dần vào tay các công ty nước ngoài dù độ “nóng” đã giảm nhưng đây vẫn là một trong những vấn đề lo ngại của cả nền kinh tế. Đặc biệt là khi đại gia Power Buy, một công ty con chuyên về bán lẻ của Central Group (Thái Lan) mua 49% cổ phần CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT, đơn vị sở hữu 22 trung tâm điện máy Nguyễn Kim trong đầu năm 20. Trước đó cũng đã có hàng loạt thương hiệu Việt hoặc bị thâu tóm, hoặc bán cổ phần cho các công ty nước ngoài như: Tribeco, Highlands Coffee, Prime Group, Phở và 80% mảng bánh kẹo của CTCP Kinh Đô...

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc nhiều đại gia nước ngoài thâu tóm công ty của Việt Nam sẽ mang tới nguy cơ hàng hóa của những nước này có thể xâm nhập vào nội địa thông qua con đường nhập khẩu. Khi đó, hàng Việt Nam sẽ bị chèn ép mạnh và tất nhiên ảnh hưởng không ít tới tình hình xuất nhập khẩu của nước ta.

Cần tránh nhập siêu lớn từ một số thị trường

Nhập siêu là vấn đề đáng lo ngại được nêu lên trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 3/1/20. Theo đó, Chính phủ đề cao nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, một trong những nội dung kinh tế - xã hội trọng yếu trong năm 20.

Theo nội dung của Nghị quyết, trong khuôn khổ các hiệp định đã ký kết, Bộ Công thương sẽ phải chủ trì việc áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được để kích thích sản xuất và tiêu thụ hàng nội địa. Đồng thời, Bộ Công thương cũng phải có giải pháp khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, không để quá phụ thuộc vào một thị trường. Đặc biệt, Chính phủ nêu nhiệm vụ cho Bộ Công thương phải có các giải pháp hiệu quả để từng bước khắc phục tình trạng nhập siêu lớn từ một số thị trường.

Nhập siêu và “bài toán” tránh phụ thuộc vào một thị trường
Việt Nam có thể tự túc một số hàng hóa thay vì nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Co.opMart

Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng trưởng nhưng nhập siêu vẫn trong xu hướng gia tăng do chênh lệch về tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu với thị trường này khá lớn. Nhập siêu lớn trong thời gian dài cũng như cơ cấu nhập siêu bất lợi, tập trung vào thị trường Trung Quốc sẽ tác động bất lợi đối với ổn định kinh tế vĩ mô.

Mặc dù có thể đạt được mức xuất siêu rất ấn tượng của năm 2014, nhưng Bộ Công thương nhận định, năm 20 có khả năng nước ta sẽ quay trở lại với mức nhập siêu 6 - 8 tỷ USD.

Lo ngại về nhập siêu trong năm nay đã sớm được Bộ Công thương cảnh báo bởi nhiều lý do dẫn tới tình trạng này đó là: việc xuất siêu từ khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tăng trưởng chậm lại; xuất khẩu ở Việt Nam chưa có khả năng tăng cao về lượng do nguồn hàng trong nước chưa đáp ứng được cả về số lượng lẫn chất lượng để thâm nhập vào các thị trường; các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết sẽ tác động mạnh tới việc doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị…

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam đánh giá: “Nhập siêu từ Trung Quốc là vấn đề kéo dài từ mấy năm nay và ngày càng tăng lên, chủ yếu là nhập vật tư, thiết bị, máy móc… Việc này làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước ta, gây sức ép cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, làm cho sản xuất không phát triển được, đồng thời khả năng xuất khẩu hàng trong nước bị hạn chế. Đây là một nhập siêu không lành mạnh”.

Để cải thiện tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc, ông Kiêm nói: “Chủ trương chung là Việt Nam phải cơ cấu lại nền kinh tế, định hướng lại hàng xuất khẩu, khai thác nhiều chất xám, xuất đi những hàng hóa, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao thì mới khỏi bị lệ thuộc vào thị trường này. Việt Nam phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa để có thể chiếm lĩnh thị trường”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhập siêu v “bi toán” tránh phụ thuộc vo một thị trường