Chỉ trong vng một thời gian ngắn, giá đất ở Thanh Ha từ nng thn tới thị thnh tăng chng mặt. Đâu đâu cũng thấy người dân bn tán, đổ x đi đấu giá, mi giới bất động sản khiến cơn “sốt” giá đất cao chưa từng c.
Theo khảo sát của PV, trên địa bàn hầu hết các địa phương của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là tại các xã ven biển thuộc địa phận TP Sầm Sơn và huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương bị cuốn vào cơn “sốt” giá đất chưa từng có. Giá đất tại các mặt bằng bị đẩy lên cao quá mức tưởng tượng. Gía đất tăng theo ngày, thậm chí là theo giờ.
Đất đai trở thành kênh đầu tư hút tất cả mọi tầng lớp, giới tính, giàu nghèo... Người sẵn tiền theo mua cả lốc, người không có tiền thì huy động anh em, họ hàng, bạn bè và cả lãi nóng để cơ hội đổi đời trong chốc lát không vụt qua. Khi đã có cầu thì “cò” đất được sinh ra. Tại các mặt bằng, giới cò đất hoạt động sôi nổi mỗi khi có xe cộ ra vào. Họ tiếp cận chào mời, giới thiệu rất nhiệt tình, những đại dự án, siêu công trình được vẽ ra một cách hoành tráng.
Ghi nhận tại mặt bằng 3367 (thuộc xã Quảng Đại, TP Sầm Sơn) được đấu giá năm 2020, với giá khởi điểm là 600 triệu đồng/1 lô (100m2). Nhưng tới thời điểm hiện tại, giá đất của mặt bằng này đã tăng gấp đôi, khoảng 1,2 tỷ đồng/1 lô (100m2). Thậm chí, có nhiều người trả cao hơn mức giá trên nhưng cũng không còn đất để bán. Đất xã Quảng Nhân, Quảng Trạch (Quảng Xương) cũng được thổi giá lên 7-8 triêu/m2, vị trí đẹp hơn 14 triệu. Nếu trước đó 1 vài năm trước giá đất tại các khu này chưa tới 3 triệu đồng/m2 mà vẫn không có người mua.
Cuối năm 2020, xã Quảng Hùng (TP Sầm Sơn) đấu giá 43 lô đất với giá loại 1 là 18 triệu/m2; đất loại 2 rơi vào khoảng 8-9 triệu/m2. Nhưng tới thời điểm hiện tại, giá đất đã tăng lên khoảng hơn 60- 70%. Tại các phường Trung Sơn, Quảng Vinh, Quảng Châu, Quảng Tiến (TP Sầm Sơn), giá đất tăng như “lên đồng” 40-60 triệu đồng/m2.
Giá đất phi mã khiến người người, nhà nhà đua nhau ôm đất. Hệ lụy nhãn tiền là bỏ bê công việc hiện tại để đeo đuổi giấc mộng phồn hoa từ đất mà ra.
Những nguồn lực đáng lẽ phải được đưa vào sản xuất, kinh doanh thì nằm một chỗ. Khi bất động sản rơi vào tình cảnh ảm đạm thì tính thanh khoản rất kém, bán lỗ cũng không có người mua. Và khi đó, các khoản lãi vay nóng, mượn “nguội” không có nguồn thu để bù đắp khiến sức ép tăng cao làm cho không ít nhà đầu tư điêu đứng.
Một số người may mắn kiếm được từ cơn sốt đất thì thỏa sức ăn chơi, mua sắm và đầu tư lớn hơn.
Cơ hội và rủi ro luôn là hai mặt của một vấn đề. Mọi lĩnh vực đều phát triển theo hình sin, có lên rồi sẽ có xuống, nóng ắt sẽ nguội chỉ là biên độ có khác nhau.
Các chuyên gia cảnh báo, nhà đầu tư cần tỉnh táo trước khi xuống tiền vào khu vực đất đang được chào mời, rao bán rầm rộ qua mạng. Thông tin về các siêu dự án, các tập đoàn có uy tín về địa phương cần phải tìm hiểu kỹ tránh tình trạng bị xâu mũi bởi những cò đất. Tình trạng giá đất tăng phi mã như hiện nay cũng không kéo dài được lâu. Cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mang tài sản, nhà cửa đi cắm ngân hàng để chạy theo cơn sốt đất để rồi “tiền mất, tật mang”.
UBND TP Thanh Hóa cũng vừa phát đi văn bản cảnh báo tới người dân liên quan tới việc mua bán, chuyển nhượng các mặt bằng đất chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý, khi xảy ra tranh chấp, rủi ro thì người mua sẽ phải chịu thiệt.