Bạn có từng trải qua tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, tim đập nhanh, hoa mắt, đau đầu, chán ăn, buồn nôn mà không ai tìm ra nguyên nhân? Đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng đang âm thầm bào mòn sức khỏe rất nhiều người hiện nay: suy nhược thần kinh. Điều nguy hiểm là suy nhược thần kinh không dễ chẩn đoán, và càng không dễ điều trị nếu người bệnh đi sai hướng ngay từ đầu.
Suy nhược thần kinh (còn gọi là neurasthenia) là một dạng rối loạn chức năng của hệ thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh thực vật. Tình trạng này xảy ra khi thần kinh bị kích thích hoặc ức chế quá mức trong thời gian dài – do áp lực, stress, lo âu, thiếu ngủ hoặc làm việc quá sức.
Những triệu chứng điển hình bao gồm:
● Mệt mỏi toàn thân, yếu sức, không có năng lượng dù nghỉ ngơi.
● Đau đầu căng tức, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu.
● Tim đập nhanh, hồi hộp, cảm giác lo lắng vô cớ.
● Khó tiêu, chán ăn, buồn nôn.
● Dễ cáu gắt, hay quên, giảm khả năng tập trung.
● Run tay, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp nhẹ.
Vì ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, suy nhược thần kinh dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đây chính là “cái bẫy” khiến quá trình điều trị kéo dài mà không hiệu quả.
Nhiều trường hợp suy nhược thần kinh thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác do triệu chứng tương đồng, dẫn đến chẩn đoán sai và điều trị không hiệu quả. Dưới đây là những tình trạng thường bị đánh đồng với căn bệnh này:
Khi bị suy nhược thần kinh, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:
● Tim đập nhanh, đánh trống ngực.
● Căng tức ngực, khó thở.
● Huyết áp dao động, không ổn định.
Những biểu hiện này rất dễ khiến người bệnh nhầm tưởng mình mắc các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp, thiếu máu cơ tim. Không ít người đã thực hiện điện tim, siêu âm tim nhiều lần mà vẫn không phát hiện bất thường rõ ràng – điều này càng khiến họ lo lắng, kéo theo tình trạng suy nhược trở nên nghiêm trọng hơn.
Suy nhược thần kinh gây rối loạn hệ thần kinh thực vật – cơ quan chịu trách nhiệm điều phối hoạt động tiêu hóa. Hệ quả là người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện như:
●Ăn không tiêu, chán ăn
●Buồn nôn, đầy bụng, khó chịu vùng thượng vị
Nhiều người vì nhầm lẫn mà điều trị theo hướng bệnh lý dạ dày, dùng kháng axit, kháng viêm trong thời gian dài nhưng không thuyên giảm. Chỉ khi hệ thần kinh được điều hòa, các triệu chứng này mới dần biến mất.
Các triệu chứng như: Chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, đau đầu kéo dài, cảm giác đứng không vững, muốn ngã… thường bị quy kết là rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng có thể xuất phát từ sự suy yếu của hệ thần kinh.
Một số biểu hiện của suy nhược thần kinh khiến người bệnh lầm tưởng mình bị bệnh nội tiết:
● Kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn
● Rụng tóc, khô da, tăng cân bất thường
● Đổ mồ hôi đêm, mất ngủ kéo dài
Thực tế, đây là hậu quả của trục thần kinh – nội tiết bị rối loạn do stress kéo dài. Khi thần kinh phục hồi, các dấu hiệu này sẽ cải thiện.
Suy nhược thần kinh đôi khi bị nhầm với trầm cảm hoặc rối loạn lo âu do có chung các biểu hiện:
● Mất hứng thú, bi quan, dễ cáu gắt
● Suy nghĩ tiêu cực, rối loạn cảm xúc
● Giấc ngủ kém
Tuy nhiên, suy nhược thần kinh chủ yếu là rối loạn chức năng, còn trầm cảm là rối loạn tâm thần – hai tình trạng khác nhau về bản chất và hướng điều trị.
● Việc nhầm lẫn suy nhược thần kinh với các bệnh lý khác có thể gây ra nhiều hệ lụy:
● Điều trị sai hướng, tốn kém chi phí và thời gian
● Tác dụng phụ từ thuốc không cần thiết: thuốc tim, thuốc an thần, thuốc dạ dày, nội tiết…
● Tâm lý lo sợ kéo dài, khiến stress tăng cao, bệnh nặng thêm
● Không xử lý được gốc rễ – khiến triệu chứng lặp lại, tái phát theo chu kỳ, khó dứt điểm
Vì vậy, việc nhận diện đúng suy nhược thần kinh có ý nghĩa rất lớn trong việc phục hồi sức khỏe tổng thể.
Bạn có thể nghi ngờ mình bị suy nhược thần kinh nếu có ít nhất 4 trong số các biểu hiện sau, kéo dài trên 3 tuần:
● Mệt mỏi không rõ lý do
● Ngủ kém, khó vào giấc hoặc tỉnh giấc nửa đêm
● Đau đầu, tim đập nhanh, khó thở
● Lo âu, hồi hộp, căng thẳng liên tục
● Chán ăn, tiêu hóa kém, sút cân
● Run tay, đau mỏi người, mất tập trung
Bên cạnh việc nghỉ ngơi, cân bằng lại công việc và giảm căng thẳng, nhiều người tìm đến liệu pháp thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều hòa thần kinh. Một số thảo dược có tác dụng an thần, trấn tĩnh và phục hồi hệ thần kinh trung ương đã được chứng minh hiệu quả như:
● Hợp hoan bì: Giúp làm dịu cảm xúc, cải thiện lo âu và mất ngủ.
● Viễn chí: Hỗ trợ tăng cường trí nhớ, giảm hồi hộp, lo lắng.
● Toan táo nhân: An thần, ngủ ngon, giúp thư giãn thần kinh.
● Ngũ vị tử: Giảm stress, tăng sức đề kháng.
● Uất kim: Điều hòa khí huyết, bổ dưỡng thần kinh.
Kết hợp các thảo dược này theo tỉ lệ khoa học đã tạo nên một số sản phẩm chuyên biệt dành cho người bị suy nhược thần kinh. Những sản phẩm này không gây lệ thuộc, có thể sử dụng lâu dài để hỗ trợ cân bằng từ gốc, giúp ngủ ngon hơn, tinh thần ổn định, giảm hồi hộp lo âu và cải thiện sức khỏe toàn thân.
Suy nhược thần kinh không phải là một bệnh mới, nhưng lại là bệnh dễ bị bỏ sót hoặc chẩn đoán sai nhất. Việc nhận diện đúng và điều trị sớm có thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, tránh được hệ lụy về thể chất lẫn tinh thần.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang - Hỗ trợ giúp dưỡng tâm, an thần, tăng cường lưu thông máu Thành phần: Mỗi viên nén chứa: Cao Hợp hoan bì, Cao Táo nhân, Cao Hồng táo, Soy Lecithin, Cao Viễn chí, Cao Ngũ vị tử, Cao Uất kim, Nicotinamid (vitamin PP). Đối tượng sử dụng: - Người bị căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, rối loạn lo âu. - Người làm việc, học tập, lao động trí óc dẫn đến căng thẳng thần kinh, có biểu hiện tâm trạng trầm uất. Hướng dẫn sử dụng: - Ngày uống 2-4 viên/lần x 2 lần/ ngày. - Nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút. - Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3-6 tháng. ![]() Tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu Á Âu: Địa chỉ an tâm, tin cậy, chất lượng suốt 20 năm Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội ĐT: 0.384630 - 028.62647169 GPQC: 00053/2020/ATTP-XNQC. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Sản phẩm này có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. |