Ngy 6/1, TAND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị tổng kết cng tác ta án năm 2022, triển khai cng tác năm 2023.
Tham dự hội nghị có đồng chí Đào Chiến Thắng, Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng; bà Dương Thị Ngà, Trưởng Ban pháp chế HĐND tỉnh; ông Đinh Xuân Huy, Phó Giám đốc Công an tỉnh; ông Vũ Văn Diến, Viện trưởng VKSND tỉnh; ông Vũ Văn Sê, Phó ban Nội chính tỉnh; cùng toàn thể Thẩm phán, công chức và người lao động TAND hai cấp tỉnh Lâm Đồng.
Năm 2022, hoạt động của Tòa án hai cấp tiếp tục được triển khai có hiệu quả; chất lượng xét xử được đảm bảo, kỷ cương, kỷ luật công vụ được tăng cường. Công tác kiểm tra việc thực thi công vụ được tiến hành kịp thời, nghiêm túc; việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp được thực hiện tốt.
Ngay từ đầu năm, Ban cán sự đảng, lãnh đạo TAND hai cấp tỉnh Lâm Đồng đã ban hành các chương trình, kế hoạch công tác năm 2022 với nhiều chủ trương, giải pháp mới được đề ra cùng với việc quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của TAND. Đặc biệt, đã tập trung chỉ đạo nhiều giải pháp cần ưu tiên thực hiện như: tăng cường tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp; công khai bản án, quyết định của Tòa án trên Cổng thông tin điện tử; làm tốt công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ...
Trong năm, TAND hai cấp đã thụ lý 9.660 vụ án các loại, giải quyết 8.120 vụ, đạt tỷ lệ 84,1%; trong đó: cấp tỉnh giải quyết 770 vụ/950 vụ thụ lý; cấp huyện giải quyết 8.710 vụ/ 7.350 vụ đã thụ lý. So với cùng kỳ, thụ lý tăng 439 vụ.
Ông Đào Chiến Thắng – Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Ngoài ra, TAND hai cấp thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải ở lĩnh vực dân sự, đối thoại ở lĩnh vực án hành chính. Tòa án hai cấp chú trọng công tác hòa giải và hòa giải thành được nhiều vụ án phải giải quyết, kết quả công nhận thỏa thuận của các đương sự 3.047/6.514 vụ (chiếm tỷ lệ 46,7% các vụ việc dân sự nói chung đã giải quyết), trong đó có 282 vụ án hôn nhân gia đình được hòa giải đoàn tụ thành. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chiếm 0,84% (55 vụ) thấp hơn tỷ lệ Quốc hội đề ra.
Bên cạnh đó, TAND hai cấp thực hiện nghiêm việc công khai bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử; chú trọng tăng cường công tác trao đổi án; đổi mới thủ tục xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng, trên tinh thần cải cách tư pháp và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phát biểu khai mạc Hội nghị đồng chí Đào Chiến Thắng, Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao những kết quả mà TAND hai cấp tỉnh Lâm Đồng đã đạt được.
“Đạt được kết quả như trên, TAND tỉnh nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của TANDTC, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, cấp ủy HĐND cấp huyện, thành phố trong tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp trong tỉnh, cũng như sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công chức Tòa án các cấp nên công tác xét xử, giải quyết các loại án đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu công tác đề ra, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương phát triển”, đồng chí Đào Chiến Thắng nhấn mạnh.
Các Đại biểu, Thẩm phán, công chức tham gia Hội nghị
Bên cạnh những kết quả đã đạt, Hội nghị cũng đã chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân và đề ra các giải pháp để kịp thời khắc phục trong thời gian tới.
TAND 2 cấp tỉnh Lâm Đồng xác định, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và các chỉ tiêu, yêu cầu mà các Nghị quyết của Quốc hội đề ra, các nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án trong thời gian tới được xác định là:
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội và Tòa án đề ra. Thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng. Chú trọng tập trung làm tốt công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện.
Khắc phục triệt để việc để các vụ án quá thời hạn xét xử do nguyên nhân chủ quan; bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm; thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự. Tích cực triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án để góp phần giảm áp lực công việc của các Tòa án.
Nhiều tập thể, cá nhân được tặng “Bằng khen” của Chánh án TANDTC.
Chủ động tổ chức học tập, nghiên cứu các văn bản pháp luật mới, nhất là các văn bản pháp luật về tố tụng, các bộ luật hình sự, dân sự; tập trung nghiên cứu áp dụng thống nhất pháp luật, những vấn đề mới về thẩm quyền của Tòa án, về áp dụng án lệ.
Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, gắn công tác xây dựng Đảng với xây dựng Tòa án hai cấp trong sạch, vững mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
Tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án để góp phần nâng cao hiệu quả công tác, giải quyết kịp thời các yêu cầu của tổ chức, cá nhân liên quan đến tố tụng; đẩy mạnh việc ứng dụng có hiệu quả việc triển khai ứng dụng các phần mềm nội bộ dùng chung trong hệ thống TAND và đưa vào sử dụng các phần mềm, ứng dụng vào hoạt động của Tòa án. Đảm bảo công tác bí mật nhà nước và an toàn dữ liệu, thông tin; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về hoạt động của Tòa án hai cấp nhằm góp phần xây dựng nhận thức chung và tạo sự đồng thuận trong xã hội, từ đó củng cố uy tín, niềm tin của Nhân dân đối với Tòa án.
Tiếp tục đề nghị địa phương hỗ trợ kinh phí để triển khai phiên tòa trực tuyến theo yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội và Tòa án nhân dân tối cao.
Thực hiện tốt phong trào thi đua “Vì Công lý” bảo đảm thực chất, sáng tạo, bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, cần tăng cường lãnh đạo về công tác thi đua, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy và các đoàn thể để nỗ lực thực hiện phong trào thi đua. Từng đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và thực hiện phong trào thi đua của đơn vị mình một cách cụ thể, thực chất.