Thảo luận về dự án Luật Xuất bản (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, những bất cập hiện nay của hoạt động xuất bản l biểu hiện chạy theo lợi ích kinh tế, xa rời chức năng, nhiệm vụ, tn chỉ, mục đích v nhiệm vụ chính trị của cng tác xuất bản.
Theo đại biểu Nguyễn Phước Lộc (Tp. Hồ Chí Minh), trong hoạt động liên kết xuất bản, có hiện tượng lợi dụng sự buông lỏng quản lý của một số nhà xuất bản, không nghiêm túc thực hiện các điều, khoản đã cam kết trong hợp đồng với nhà xuất bản như tự ý, tùy tiện tăng số lượng in ấn, không nộp lưu chiểu, thậm chí phải đổi tên và nội dung xuất bản phẩm kém chất lượng, vi phạm tác quyền và quyền sở hữu trí tuệ, thao túng chi phối sâu vào hoạt động xuất bản.
Hiện nay, xuất bản phẩm liên kết của các nhà xuất bản với các cơ sở phát hành sách chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 70%. Thậm chí có nhà xuất bản liên kết tới hơn 90% tổng số các xuất bản phẩm hàng năm.
Các đại biểu cho rằng trong dự thảo luật sửa đổi lần này ít đề cập đến trách nhiệm của các đơn vị tư nhân trong liên kết xuất bản và nhiều quy định chưa rõ ràng, đầy đủ, gây khó khăn cho các đơn vị quản lý. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung các chế định và tăng cường chế tài xử lý các vi phạm, kịp thời điều chỉnh đối với một số vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Đồng thời quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp, đơn vị tư nhân khi tham gia vào hoạt động liên kết xuất bản.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Triệu Thị Thu Phương phát biểu ý kiến
Đại biểu Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) và một số đại biểu khác cho rằng, dự thảo luật gần như bỏ sót một lĩnh vực khá quan trọng là xuất bản dưới hình thức điện tử. Những quy định về xuất bản phẩm điện tử trong dự thảo luật này lại khá sơ sài. Ở Điều 25, quy định một cách chung chung và giao trách nhiệm cho Chính phủ. Trong khi hiện tại lĩnh vực này chưa hề được kiểm soát và trong thực tế có rất nhiều sách được chuyển đổi từ xuất bản phẩm in sang xuất bản phẩm điện tử đều không có bản quyền và với đà phát triển như thế này nếu không có biện pháp xử lý và không có chế tài thì sẽ dẫn đến nguy cơ biến tướng rất khó lường. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần quy định cụ thể nội dung xuất bản phẩm điện tử vào trong dự án luật.
Đại biểu Trần Thị Diệu Thuý (Tp. Hồ Chí Minh) cho rằng, cần xem xét lại quy định không cho phép quảng cáo trên sách. Thực tế hiện nay các xuất bản phẩm in truyền thống vẫn thực hiện quảng cáo trên bìa sách, sách điện tử hiện nay “sống” được là nhờ quảng cáo. Bên cạnh đó, quy định này sẽ chỉ kiểm soát và quản lý được đối với sách in truyền thống, riêng đối với sách điện tử, việc quản lý chế tài là khó có thể thực hiện được. Đại biểu Thúy đề xuất, luật cần quy định cho phép quảng cáo trên xuất bản phẩm, kể cả sách in truyền thống và sách điện tử. Từ đó, luật quy định thêm việc cho phép một số lĩnh vực xuất bản được phép quảng cáo.
Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) băn khoăn: Theo Luật Xuất bản năm 2004, nhà xuất bản chỉ cần đăng ký danh mục cho Bộ, còn kế hoạch xuất bản sẽ do cơ quan chủ quản phê duyệt. Việc bỏ xin xác nhận đăng ký xuất bản đã đem lại sự chủ động trong kinh doanh và góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngành xuất bản hiện nay. Nhưng trong dự thảo luật mới lại qui định “giấy phép con” này và theo đó, với phần xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký gửi Bộ và chỉ được xuất bản khi được Bộ xác nhận bằng văn bản. Vậy, nên chăng có trở lại “giấy phép con” đối với tất cả các cơ sở in như trong dự thảo luật hay không? Liệu quy định như vậy có mâu thuẫn với một số luật hiện nay, chẳng hạn như Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Linh Trung