Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, sáng 10/3, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án điều chỉnh tăng mức thuế bảo vệ mi trường đối với các mặt hng xăng, dầu, mỡ nhờn lên gấp 3 lần so với mức hiện hnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về việc ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường; cho ý kiến Tờ trình Chính phủ về vốn đầu tư dự án đường Tịnh Phong - Cảng Dung quất 2, tỉnh Quảng Ngãi; về việc bổ sung dự toán chi cho Bộ Ngoại giao từ nguồn thu 70% lệ phí lãnh sự được để lại đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN
Thảo luận về việc ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế bảo vệ môi trường, Tờ trình của Chính phủ phân tích rõ sự cần thiết ban hành nghị quyết này và tác động của việc điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường. Tán thành với sự cần thiết phải điều chỉnh tăng thuế suất thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Hiện nay, giá bán xăng dầu giảm, làm gia tăng việc sử dụng xăng dầu, gây tác động đến môi trường. Do đó, cần thiết phải điều chỉnh mức thuế để góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, theo báo cáo của Chính phủ, giá bán lẻ xăng dầu ở nước ta vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực dẫn đến gia tăng tình trạng buôn lậu. Vì vậy, cần thiết phải thu hẹp mức chênh lệch giá xăng dầu trong nước với các nước.
Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án điều chỉnh tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn lên gấp 3 lần so với mức hiện hành. Nhiều ý kiến đề nghị không điều chỉnh tăng đối với mặt hàng dầu hỏa vì đây là mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đa số người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Liên quan đến việc phân bổ số thu thuế bảo vệ môi trường tăng thêm, Chính phủ đề nghị, thuế bảo vệ môi trường là khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và địa phương và để bảo đảm bù đắp hụt thu ngân sách nhà nước thì cần phải điều tiết 100% số tăng thu vào ngân sách Nhà nước đối với khoản thu tăng thêm khi điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một số ý kiến không đồng tình với đề xuất này và đề nghị cần phân chia số tăng thu cho cả ngân sách Trung ương và địa phương theo quy định của Luật hiện hành.
Sau khi biểu quyết với đa số ý kiến tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269 về biểu thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, mặt hàng xăng (trừ xăng sinh học etanol), nhiên liệu bay tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng/lít; dầu diezel từ 500 lên 00 đồng/lít; dầu ma zút, dầu nhờn và mỡ nhờn từ 300 lên 900 đồng/lít, dầu hỏa vẫn giữ nguyên là 300 đồng/lít. Số thu thuế bảo vệ môi trường năm 20 tăng thêm do điều chỉnh mức thuế sẽ được điều tiết cho ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
Cũng trong phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến Tờ trình Chính phủ về: vốn đầu tư dự án đường Tịnh Phong - Cảng Dung quất 2, tỉnh Quảng Ngãi; bổ sung dự toán chi cho bộ Ngoại giao từ nguồn thu 70% lệ phí lãnh sự được để lại đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.