Ph Thủ tướng Trương Ha Bình lm việc với Thanh tra Chính phủ

Ngọc Mai| 06/05/2016 :42
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngy 6/5, tại H Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Ph Thủ tướng Trương Ha Bình đã c buổi lm việc với Thanh tra Chính phủ về cng tác năm 20, quý I/2016 v phương hướng, nhiệm vụ ngnh Thanh tra trong thời gian tới.

Báo cáo kết quả công tác thanh tra năm 20 và quý I/2016 tại buổi làm việc, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh cho biết, toàn ngành đã triển khai hơn 8 nghìn cuộc thanh tra hành chính, gần 277.600 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm gần 120,8 tỷ đồng, 18,4 nghìn ha đất, trong đó kiến nghị thu hồi về ngân sách hơn ,7 nghìn tỷ đồng và 7 nghìn ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý hơn 96 nghìn tỷ đồng, 11,3 nghìn ha đất; đã kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.839 tập thể; xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân 12,1 nghìn tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 72 vụ, 79 đối tượng.

Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp hơn 451.000 lượt công dân với 223.800 vụ việc. Qua giải quyết, cơ quan Thanh tra đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước và trả lại cho công dân 138 tỷ đồng, 166 ha đất; trả lại quyền lợi cho 2.735 người, kiến nghị xử lý hành chính 534 người, chuyển cơ quan điều tra 18 vụ, 10 người.

Bên cạnh những kết quả đó, báo cáo cũng thẳng thắn chỉ rõ hoạt động của ngành còn những hạn chế, bất cập: công tác tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) tại các bộ, ngành, địa phương đến nay đã cơ bản hoàn thành nhưng tiến độ chưa đạt yêu cầu. Tổ chức và hoạt động thanh tra theo Luật Thanh tra hiện hành còn nhiều bất cập, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý. Tổ chức thanh tra chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống, thẩm quyền thanh tra chưa đủ điều kiện để thực thi nhiệm vụ. Cơ quan thanh tra phụ thuộc nhiều vào Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp nên gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo, điều hành.

Về tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh cho biết một số nguyên nhân cơ bản là do cơ chế chính sách về vấn đề này còn nhiều hạn chế, nhất là chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi của nhân dân như công tác bồi thường, giải phóng khi thu hồi đất. Cơ chế pháp luật và chất lượng, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nhiều nơi còn hạn chế. Việc thực hiện mệnh lệnh hành chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chưa nghiêm, bên cạnh đó là sự kích động, xúi dục nhân dân đi khiếu kiện của các thế lực xấu.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc với Thanh tra Chính phủ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã ghi nhận, biểu dương sự cố gắng và những thành tích của ngành Thanh tra trong năm qua. Mặc dù điều kiện công tác của ngành Thanh tra có nhiều khó khăn nhưng Thanh tra Chính phủ đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ để cụ thể hoá và triển khai thực hiện ngày càng có hiệu quả. Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh “Hoạt động thanh tra có tiến bộ, đã phát hiện, kiến nghị xử lý được nhiều vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước, trong quản lý kinh tế - xã hội, qua đó, góp phần chấn chỉnh nhiều hoạt động quản lý Nhà nước. Đặc biệt, đã phát huy được vai trò tham mưu triển khai Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, Luật khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân; thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo, nhất là trong giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, tạo sự chuyển biến tích cực về tình hình khiếu nại, tố cáo”.

Ngành Thanh tra đã tham mưu triển khai các chủ trương, pháp luật về PCTN (tại Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá X), Kết luận Trung ương 5 (khóa XI) và Luật PCTN, trong đó, nhiều biện pháp phòng ngừa được triển khai và đang dần đi vào thực tiễn; việc phát hiện, xử lý tham nhũng có tích cực hơn. Từng bước sắp xếp, kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy; tập thể đoàn kết, thống nhất, tận tâm tận lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, cũng theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, mặc dù đạt được nhiều kết quả, song ngành Thanh tra vẫn còn có những tồn tại, hạn chế cần có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới như trong công tác thanh tra, việc kết luận còn chậm, kiến nghị xử lý chưa đủ nghiêm, vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc chưa được thanh tra, xử lý kịp thời; xử lý sau thanh tra có tiến bộ hơn trước nhưng kết quả chưa cao. Trong giải quyết khiếu nại tố cáo, còn diễn biến tiềm ẩn phức tạp, tỷ lệ tái khiếu còn cao. Công tác PCTN kết quả đạt được còn khiêm tốn, các biện pháp phòng ngừa chưa phát huy hiệu quả tích cực; số vụ việc tham nhũng phát hiện, xử lý chưa được nhiều.

Bên cạnh đó, tổ chức, bộ máy của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra hiện nay còn bất cập, chưa phát huy được chức năng quản lý Nhà nước trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và PCTN. Đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa ngang tầm nhiệm vụ. Chính sách đãi ngộ cán bộ thanh tra vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong thời gian tới, ngành Thanh tra phải tăng cường đoàn kết nội bộ; nâng cao chất lượng và trình độ công tác chuyên môn; tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ. Thanh tra Chính phủ cần chủ động, kịp thời tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, PCTN.

Ngành thanh tra cần đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, nâng cao trách nhiệm, kỹ năng, đạo đức, nghề nghiệp thanh tra lên ngang tầm nhiệm vụ để tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện hơn trong công tác. Để làm được điều đó, ngành thanh tra phải tăng cường đoàn kết nội bộ, nâng cao chất lượng và trình độ, phẩm chất, bám sát chương trình, kế hoạch công tác, tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, cần chủ động, kịp thời tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và PCTN.

Về công tác tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN và trình Chính phủ dự thảo Luật PCTN sửa đổi, Phó Thủ tướng đề nghị Thanh tra Chính phủ cần tích cực, khẩn trương hoàn thiện, lấy ý kiến, đánh giá của các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng trong sửa đổi Luật này.

Nhằm giải quyết tình trạng khiếu nại tố cáo kéo dài, Phó Thủ tướng đề nghị ngành thanh tra, cùng các cơ quan chức năng tăng cường giải thích pháp luật cho người dân hiểu và thực hiện đúng theo quy định, đồng thời quá trình giải quyết, kết luận về khiếu nại, tố cáo phải bảo đảm đúng pháp luật, rõ ràng, tránh tình trạng người dân khiếu kiện kéo dài, vượt cấp.

Trước tình trạng phức tạp, có nhiều đối tượng quá khích hoặc bị kích động gây rối, Thanh tra Chính phủ cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các cơ quan, địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tại Trụ sở Tiếp công dân ở Trung ương và địa phương.

Về các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Phó Thủ tướng ghi nhận và giao các bộ, ngành chức năng nghiên cứu, tiếp thu và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ph Thủ tướng Trương Ha Bình lm việc với Thanh tra Chính phủ