Tâm điểm dư luận

Tiết kiệm, chống lãng phí và những trăn trở

Trung Nguyễn 17/07/20 - 10:32

Cho rằng công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được Chính phủ nhận thức rõ và có nhiều Chương trình tổng thể để tổ chức thực hiện, tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần khẩn trương khắc phục những tồn tại liên quan đến chống lãng phí, đặc biệt trong quản lý, sử dụng đất và giải ngân vốn đầu tư công.

Theo báo cáo của Chính phủ kết về quả giải ngân vốn đầu tư công, năm 2023 có 91/1 bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước.

Có đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 10 % kế hoạch vốn như báo cáo của Chính phủ. Trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội có một số mục tiêu chưa đạt yêu cầu. Theo báo cáo, đến ngày 31/1/20, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư của chương trình mới đạt có 59 % kế hoạch vốn.

Nhiều ý kiến đại biểu nhấn mạnh, chương trình rất đúng, trúng và kịp thời nhưng quá trình triển khai tổ chức thực hiện và với mức độ giải ngân như trên là chưa phát huy được hết hiệu quả. Do đó, cần giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh và kịp thời tháo gỡ để triển khai thực hiện.

Ngoài ra, các đại biểu cũng trăn trở, theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay còn 404/908 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng với diện tích là khoảng 18.308 hecta.

Các đại biểu cho rằng, đây là một sự lãng phí rất lớn và đề nghị phải làm rõ, cần phải có chỉ đạo quyết liệt để giải quyết dứt điểm được những dự án tồn đọng này.

Đánh giá công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả rất quan trọng, tuy nhiên các đại biểu cho rằng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác này.

Thứ nhất, tiến độ để giải ngân vốn đầu tư công tại một số bộ, ngành, địa phương còn chậm trong nhiều năm vừa qua nhưng mà chưa có giải pháp kiên quyết hoặc các biện pháp khắc phục triệt để, có hiệu quả.

Bên cạnh đó thực hiện kiểm tra tự phát hiện việc lãng phí của các chủ đầu tư chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức. Đó là kết quả thực hiện thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất của các công trình, dự án đạt tỷ lệ còn còn thấp.

Thứ hai, công tác quản lý thuế cũng đã được tăng cường xong nhưng vẫn còn bất cập. Tình trạng gian lận, trốn thuế cũng còn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh về thương mại và điện tử.

Tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhiều địa bàn thất thoát tài nguyên khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Từ những tồn tại trên, để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật trong thời gian tới cần triển khai thực hiện nghiêm túc các chương trình, kế hoạch đề ra, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục rà soát để đề xuất sửa đổi các luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật và khắc phục tình trạng chồng chéo. mâu thuẫn.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao chất lượng công tác đầu tư, tăng cường đấu thầu qua mạng, tiếp tục rà soát, xử lý các dự án dở dang, chậm tiến độ trên địa bàn.

Thứ ba, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu, phấn đấu hoàn thành dự toán được giao, tập trung các giải pháp nhằm mở rộng cơ sở, nhất là khu vực kinh doanh, kinh tế ngoài quốc danh.

Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác thanh, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý như sử dụng tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xử lý tốt đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến quản lý thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước; kịp thời biểu dương và khen thưởng những điển hình tiên tiến thực hiện các biện pháp bảo vệ người cung cấp thông tin phát hiện lãng phí.

Thứ năm, tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo công khai, minh bạch, loại bỏ các đơn vị không có tiềm lực về tài chính, cương quyết xử lý cán bộ trên địa bàn để xảy ra hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép, kéo dài mà không xử lý. Có giải pháp phối hợp nhằm ngăn chặn tình trạng vận chuyển khoáng sản không có hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiết kiệm, chống lãng phí v những trăn trở