Tại buổi cung cấp thng tin báo chí diễn ra ngy 8/11, lãnh đạo Cục Phng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, đến nay c 9 tỉnh, thnh phố c tỉ lệ bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV c bảo hiểm y tế trên 90%; 9 tỉnh, thnh phố đạt tỉ lệ 100%.
TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết, thống kê trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn quốc có 7.779 trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, 1.428 người tử vong do AIDS. Như vậy, dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục thuyên giảm, nhưng diễn biến phức tạp, gia tăng ở một số nhóm nguy cơ cao (MSM, nghiện chích ma túy) và còn xa so với mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS.
Theo tính toán của các chuyên gia, muốn kết thúc đại dịch AIDS thì số lượng nhiễm mới HIV được phát hiện hàng năm ở con số dưới 1.000 người, tuy nhiên trên thực tế con số này hiện nay là khoảng 10.000 người.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS
Nhờ các chương trình, dự án cấp thuốc điều trị, đặc biệt là chương trình điều trị bằng Methadone, số người có HIV mới phát hiện trong nhóm người nghiện hút ma túy giảm mạnh. Tại Điện Biên, nếu như năm 20, mỗi năm phát hiện mới khoảng 400 trường hợp nhiễm HIV thì đến năm 2019 giảm xuống còn 0 người mắc mới trong năm.
Về tình hình bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV có bảo hiểm y tế, đến nay có 9 tỉnh, thành phố có tỉ lệ trên 90%; 9 tỉnh, thành phố đạt tỉ lệ 100%. Tính đến tháng 10/2019, có 263.190 lượt bệnh nhân điều trị ARV với tổng số thuốc đã sử dụng là hơn 8,8 triệu viên. Số người được điều trị chiếm khoảng gần 70% số người nhiễm HIV.
Điều đáng mừng là tuổi thọ của người nhiễm HIV gần như người bình thường. Trường hợp đầu tiên phát hiện nhiễm HIV ở Việt Nam vào năm 1990 hiện vẫn sống khỏe mạnh tại TP.HCM.
Chia sẻ về các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2019, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, mục đích nhằm huy động sự tham gia của các lãnh đạo, nhà hoạt động chính xác và công đồng để đạt được mục tiêu 90 – 90 – 90.
Tăng cường các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện và điều trị sớm HIV/AIDS, bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV cho người dân, đặc biệt cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người.
Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và tiếp tục mở rộng độ bao phủ các dịch vụ và nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân.