Theo Ngân hàng UOB (Singapore), trong 6 tháng cuối năm 20, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể chậm hơn so với mức tăng tích cực ở nửa đầu năm, song triển vọng vẫn tích cực.
Theo Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý II/20, do Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB (Singapore) công bố, nửa đầu năm 20, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã có kết quả khả quan, mở ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay sau một năm 2023 đầy thử thách.
Cụ thể, GDP thực tế của Việt Nam đã tăng 6,93% so với cùng kỳ trong quý II/20, tiếp nối đà tăng từ mức 5,87% (đã được điều chỉnh tăng so với kết quả công bố trước đây) trong quý I/20 và các quý trước đó. Tổng cộng, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,42% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 20, vượt xa mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023.
Với kết quả hoạt động trong quý II/20 cao hơn kỳ vọng của thị trường đã tạo ra tín hiệu tích cực, triển vọng cho năm 20 vẫn tươi sáng.
Tuy nhiên, UOB lưu ý, nửa cuối năm nay, tăng trưởng kinh tế có thể sẽ tăng chậm hơn, do đối chiếu với số liệu cơ sở cao hơn trong nửa cuối năm 2023 cũng như những rủi ro vẫn còn hiện hữu, bao gồm xung đột giữa Nga và Ukraine và xung đột ở Trung Đông có thể làm gián đoạn hoạt động thương mại và các thị trường năng lượng toàn cầu.
Dù vậy, theo các nhà nghiên cứu của UOB, sự phục hồi nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ là các yếu tố hỗ trợ cho triển vọng của Việt Nam trong thời gian còn lại của năm.
Từ đó, UOB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam là 6% cho năm 20, so với mục tiêu tăng trưởng từ Chính phủ là 6% - 6,5%.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra quá trình tái cấu trúc; sự gia tăng cả dòng vốn FDI thực hiện và đăng ký sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động trong nước trong các quý tới, bao gồm cả xây dựng và việc làm. Điều này cũng là sự khẳng định niềm tin và cam kết của các doanh nghiệp nước ngoài đối với đất nước trong làn sóng phi toàn cầu hóa, giảm rủi ro và chuyển dịch chuỗi cung ứng hiện nay.
Đối với chính sách tiền tệ, UOB nhận định, sự mất giá gần đây của VND trước đồng USD mạnh lên và tỷ lệ lạm phát gia tăng có thể khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thận trọng trong mọi thay đổi về lãi suất chính sách.