Nội dung trên được đại biểu Trần Hong Ngân, đon thnh phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh khi chia sẻ với báo chí bên lề hnh lang Quốc hội, sáng ngy /3.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân trả lời bên lề Quốc hội. Ảnh: TTXVN
Sáng ngày /3, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 20; kết quả thực hiện 5 năm 2011-20 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, đại biểu Trần Hoàng Ngân, đoàn thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thời gian tới, yếu tố tự chủ trong kinh tế của doanh nghiệp trong nước cần được quan tâm nhiều hơn.
PV: Là chuyên gia về kinh tế, ông có cảm nhận gì về báo cáo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIII?
Ông Trần Hoàng Ngân: Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã khá bao quát về những kết quả kinh tế - xã hội đạt được.
Trong nhiệm vụ về quản lý kinh tế-xã hội của Chính phủ, với mục tiêu đặt ra từ đầu nhiệm kỳ là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, chúng ta cũng đã đạt được những kết quả đáng trân trọng.
PV: Theo ông, trong nhiệm kỳ vừa qua, ông đánh giá bộ ngành nào làm tốt nhiệm vụ của mình?
Ông Trần Hoàng Ngân: Nói chung, các bộ ngành đã hoàn thành khá tốt, qua đó đóng góp tích cực vào nhiệm vụ chung là ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng tôi đánh giá những lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải đã có những bước tiến mới. Dù vậy thì vẫn cần phải tiếp tục làm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Với ngành ngân hàng, nhiệm kỳ vừa qua đã làm tốt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đóng vai trò quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế. Chương trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu đạt được kết quả đáng trân trọng.
Theo tôi, những kết quả đó cần tiếp tục giữ gìn phát huy. Cụ thể hơn, sau những thành công của Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-20 theo Quyết định 254/QĐ-TTg, thời gian tới hệ thống ngân hàng cần được tiếp tục làm lành mạnh, minh bạch hơn, kéo mặt bằng lãi suất thấp, giữ lãi suất ở mức ổn định để doanh nghiệp vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
PV: Hiện nay thị trường vốn của chúng ta chưa phát triển nên thị trường tiền tệ vẫn khá nặng gánh. Theo ông, cần giải pháp nào cho vấn đề này?
Ông Trần Hoàng Ngân: Trong thị trường tài chính thì có cả thị trường tiền tệ và thị trường vốn, nếu để phát triển thị trường tài chính thì phải phối hợp nhịp nhàng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Chúng ta thấy rằng, thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng trong thị trường vốn và “link” với thị trường tiền tệ. Do đó, cần sự phối hợp nhịp nhàng để doanh nghiệp khi họ cần vốn ngắn hạn thì vay ngân hàng thương mại, còn vốn dài hạn thì phát hành cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Như vậy, cần phân rõ vốn dài hạn do ai đảm nhiệm, vốn ngắn hạn do ai đảm nhiệm.
Muốn làm như vậy thì thị trường tiền tệ phải đảm bảo lãi suất thấp ổn định, gắn với đó là kiểm soát lạm phát. Khi lãi suất thấp, người có tiền nhàn rỗi sẽ đầu tư vào kênh khác, trong đó có kênh đầu tư chứng khoán. Nhưng để thu hút nhà đầu tư vào chứng khoán thì về mặt chính sách cũng phải tạo cho nhà đầu tư sự an toàn, hệ thống pháp lý phải đảm bảo tính an toàn, để chống đầu cơ.
PV: Nhiệm kỳ tới đây, với nhiều thành viên Chính phủ mới, theo ông cần lưu ý tới những vấn đề nào trong điều hành kinh tế-xã hội?
Ông Trần Hoàng Ngân: Trong thời gian tới, tôi cho rằng vấn đề đầu tiên Chính phủ phải quan tâm là việc xây dựng đảm bảo nền kinh tế tự chủ. Cụ thể, các doanh nghiệp trong nước hiện nay còn nhiều khó khăn, thời gian qua sự đóng góp cho nền kinh tế vẫn còn nằm nhiều ở các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, yếu tố tự chủ trong kinh tế của doanh nghiệp trong nước cần được quan tâm nhiều hơn.
Thứ hai là vấn đề nợ công, bội chi ngân sách, nợ, Chính phủ cũng cần phải hết sức quan tâm.
Thứ ba, về xã hội, cụ thể như công tác an sinh xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, quá tải bệnh viện… cũng cần được giải quyết.
Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực quản lý cần tập trung xử lý việc nhập lậu hàng gian, hàng giả để tránh ảnh hưởng tới các đơn vị sản xuất kinh doanh chân chính, đúng luật pháp. Ngoài ra, vấn đề an ninh trật tự, đạo đức xã hội cũng cần phải quan tâm.
Về mặt quản lý bộ máy hành chính nhà nước của Chính phủ, chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính nhưng bộ máy vẫn còn cồng kềnh. Do đó, nhiệm kỳ tới, Chính phủ nên đặt ra vấn đề kỷ cương, kỷ luật công vụ lên làm ưu tiên.
Ngoài ra, cần nâng cao trách nhiệm của người cán bộ, công chức nhà nước với công việc của mình được giao. Từ đó chúng ta mới gắn với công tác định biên của công chức nhà nước, gắn với công việc, thu nhập cụ thể. Thông qua việc nêu cao kỷ cương công vụ, chúng ta sẽ tránh việc nhiều sự việc xảy ra mà không biết đơn vị nào, cán bộ nào chịu trách nhiệm. Khi mô tả, định biên được công việc thì mới giảm được bộ máy hành chính cồng kềnh như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!