Hỏi: Mẹ em c cho một c mượn số tiền 550 triệu tiền mặt (c giấy viết tay) từ tháng 7/2019 lãi suất 3%, c đ chỉ trả được lãi 3 tháng đầu rồi ngưng khng trả nữa. Đến nay, c ny khng muốn trả tiền gốc cứ trốn tránh bằng nhiều lý do v chặn số điện thoại cả nh em. Giờ em muốn biết các thủ tục pháp luật để c thể lấy lại số tiền 550 triệu trên?
Trả lời: Về nội dung này, Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn luật sư Hà Nội tư vấn như sau:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định pháp luật, người vay tiền có trách nhiệm trả nợ đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận. Trường hợp bên vay chậm trả tiền thì người cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu buộc bên vay phải thanh toán khoản nợ cho mình.
Hình minh họa
Nộp đơn khởi kiện thu hồi nợ vay cá nhân:
Người cho vay phải gửi đơn khởi kiện đến Tòa án. Theo đó, hồ sơ bao gồm:
Đơn khởi kiện.
Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).
Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
Các tài liệu, chứng cứ khác.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 20, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 20, Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Căn cứ các quy định trên, mẹ bạn nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú hoặc làm việc. Khi nộp đơn phải nộp kèm các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.