Việc xuất hiện một quỹ đầu tư chuyên nghiệp tầm cỡ khu vực báo hiệu dng tiền sẽ tiếp tục chảy mạnh vo thị trường bất động sản logistics Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang dần tập trung đầu tư vào vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, cũng như đầu tư vào bất động sản hậu cần trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Trước đó, ngày 25/1/2022, Cainiao - đơn vị logistics của Alibaba đã thực hiện chuyến bay chở hàng nguyên chuyến (charter flight) giữa TP. HCM và thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), nhằm đảm bảo hoạt động logistics xuyên biên giới của Lazada - công ty con của Alibaba.
"Chuyến bay kéo dài 3 giờ đồng hồ mỗi ngày là giải pháp thay thế cho vận tải bằng xe tải, cũng như tình trạng tắc nghẽn đường bộ hiện nay", đại diện Cainiao cho hay.
Hồi đầu năm, do áp dụng chiến lược Zero COVID, phía Trung Quốc tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, dẫn đến sản lượng thông quan giảm 1/2, theo báo cáo của TP. Móng Cái.
Theo đó, từ 25/11/2021, lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa tồn đọng tại các bãi kiểm hóa cao điểm nhất là ngày 30/12/2021 lên tới hơn 2.000 container (trong đó có 1.130 container hoa quả, 900 container thủy sản).
Đặc biệt, các chuyến bay charter của Cainiao sẽ vận chuyển hàng hoá trên sàn thương mại điện tử ngay cả trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Shawn Louis, Tổng giám đốc APAC phụ trách Cainiao Global Export, cho biết: "Thị trường tiêu dùng nội địa của Việt Nam đang có tiềm năng vô cùng lớn. Số lượng đơn đặt hàng và doanh số bán hàng trong lễ hội mua sắm Lazada 11/11 vừa qua đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái".
Mới đây nhất, tập đoàn bất động sản logistics Singapore GLP đã chính thức công bố thành lập Quỹ phát triển logistics đầu tiên tại Việt Nam mang tên GLP Vietnam Development Partners I (GLP VDP I), với tổng giá trị đầu tư 1,1 tỷ USD.
GLP gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2020 thông qua liên doanh bất động sản logistics quy mô 1,5 tỷ USD với SLP. Tập đoàn GLP hiện quản lý danh mục tài sản bất động sản và vốn tư nhân với tổng trị giá hơn 120 tỷ USD.
Theo dự tính ban đầu, GLP VDP I sẽ tập trung phát triển các cơ sở logistics hiện đại ở 2 thị trường trọng điểm là Hà Nội, TP. HCM và các vùng xung quanh với khởi điểm là 6 dự án, tổng diện tích gần 900.000 m2 và nhiều dự án tiềm năng khác trong tương lai.
Trong năm 2021, chỉ vài tháng sau khi được cấp phép đầu tư, GLP cùng với SLP nhanh chóng khởi công 2 dự án mới, lần lượt tại Hải Phòng và Long An với tổng vốn đầu tư ban đầu là 57 triệu USD.
Như vậy, thị trường vận tải hàng hoá của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, bất chấp đại dịch COVID-19. Theo giám đốc APG Asset Management - công ty quản lý tài sản của quỹ hưu trí Hà Lan, với việc tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, và tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư logistics hấp dẫn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa thông tin, hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường biển và đường hàng không sẽ tiếp tục bình thường trong dịp Tết, song sẽ "có sự tắc nghẽn với thời gian giao hàng đến các cảng và nhà ga chậm trễ, cũng như thiếu hụt nhiều mặt hàng tại tất cả các cảng".