Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lũy kế từ đầu năm 20 đến ngày /8 đạt 9,5 tỷ USD, tăng % so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam lũy kế từ đầu năm 20 đến ngày /8 đạt 9,5 tỷ USD, tăng % so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản phẩm gỗ đạt 6,5 tỷ USD, chiếm 68% tỷ trọng và tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Với kết quả lũy kế đến ngày /8, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã hoàn thành 67% kế hoạch năm mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra. Năm 20, Bộ này đặt mục tiêu đạt 14,2 tỷ USD xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, tăng 6% so với năm 2023.
Về thị trường, nhìn chung các thị trường xuất khẩu lớn nhất đều ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam là Mỹ tăng 25,9% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 4,88 tỷ USD trong 7 tháng năm 20.
Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai với 1,2 tỷ USD, tăng tới 39% YoY (tăng trưởng qua từng năm); tiếp đến là Nhật Bản với 961 triệu USD, tăng nhẹ 1,4% YoY. Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hàn Quốc lại giảm 2,1% YoY, còn 452 triệu USD.
Ngoài nhóm thị trường xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD, Việt Nam còn xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Malaysia thu về 90,7 triệu USD, tăng 12,8% YoY. Đây cũng là thị trường duy nhất thuộc khối ASEAN lọt Top 10 thị trường xuất khẩu mặt hàng của Việt Nam trong 7 tháng năm 20.
Việt Nam còn xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang Austalia với kim ngạch 86 triệu USD, tăng 14,6% YoY; sang Ấn Độ với 84,4 triệu USD, tăng tới 65,8% YoY; sang Pháp với 63,7 triệu USD, tăng 12,9% YoY.
Trong 40 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam, Lào là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất với +0% YoY về kim ngạch. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ có mức giảm sâu nhất với -75,8% YoY.
Thời gian qua nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã nhanh chóng nghiên cứu xu hướng thị trường và chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang thiết kế các mẫu mã mới, đẹp mắt và có chất lượng tốt, được nhiều khách mua hàng quốc tế đánh giá cao. Đây là tín hiệu tốt cho thấy ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam đang đi đúng hướng, không chỉ nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn từng bước nâng cao vị thế, thương hiệu ngành đồ gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế.