Trong những tuần vừa qua, các tỉnh Nam bộ v TP.HCM ghi nhận xu hướng gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết nặng v đã c trường hợp tử vong.
Tính đến giữa tháng 4/2022 trên địa bàn TP ghi nhận gần 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện.
So với năm 2019, có hơn 20.000 ca mắc nhưng số ca bệnh nặng chỉ có 38 trường hợp. Bên cạnh đó, số ca mắc của năm 2022 đang gia tăng và cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, 2021.
Hiện tại, TP.HCM đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết do được phát hiện muộn và nhập viện trễ. Các chuyên gia nhận định số người mắc bệnh trong cộng đồng có thể nhiều hơn số ca ghi nhận do các ca bệnh nhẹ chưa được ghi nhận và thống kê.
PGS.TS Nguyễn Vũ Trung - Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, diễn biến này phù hợp với chu kỳ dịch bệnh của sốt xuất huyết - loại dịch bệnh đặc hữu của TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
Theo Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, dự báo năm 2022, bệnh sốt xuất huyết sẽ rất phức tạp và ngành y tế TP.HCM cần hành động ngay với mục tiêu là hạn chế số ca chuyển nặng và tử vong cũng như không để xảy ra những ổ dịch lớn.
Tại các bệnh viện, số ca nhập viện đang tăng cao, nhiều bệnh nhân nặng. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong ba tháng đầu năm ghi nhận số bệnh nhân sốt xuất huyết khám và nhập viện tăng gấp 1,5-2 lần cùng kỳ năm ngoái. Từ tháng 3 đến nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 80-100 ca sốt xuất huyết, trong số này % trường hợp phải nhập viện điều trị.
Bệnh viện Nhi đồng 1 từ đầu tháng 4 đến nay tiếp nhận nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết thể nặng nhất đe dọa tính mạng là sốc kèm suy đa cơ quan. PGS.TS Phạm Văn Quang - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Chống độc cho biết, quá trình hồi sức ở những trẻ này rất phức tạp, tỷ lệ tử vong cao và nếu vượt qua được có thể để lại di chứng sau này.
Những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết khá tương đồng với với một số bệnh nhiễm siêu vi khác như cúm. Đặc biệt, dấu hiệu khởi phát của bệnh có khi giống với bệnh cảnh Covid-19 nên dễ bị bỏ sót. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều phụ huynh có tâm lý ngại đưa trẻ đi bệnh viện.
"Đã có những trường hợp gia đình tự điều trị, không phát hiện sớm được bệnh, dẫn đến khi trẻ được chuyển đến viện đã ở giai đoạn muộn", PGS Quang chia sẻ.
PGS.TS Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thống nhất với dự báo tình hình sốt xuất huyết sẽ diễn biến phức tạp trong năm nay, nhất là sau 2 năm TP dồn toàn lực chống đại dịch Covid-19.
Do đó, để sẵn sàng ứng phó với dự báo này, lãnh đạo Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng TP Trung tâm Kiểm soát bệnh tật triển khai tập huấn nhắc lại ngay cho các cơ sở y tế công, tư trên địa bàn. Tất cả nhân viên y tế cần được cảnh báo để nhận diện sớm bệnh sốt xuất huyết, tránh bỏ sót gây chậm trễ trong việc điều trị.
Bên cạnh đó, Sở Y tế yêu cầu UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức triển khai ngay các biện pháp dự phòng sốt xuất huyết, trong đó cần tăng cường truyền thông đến tận nhà người dân và có biện pháp xử phạt cá nhân, đơn vị không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo Nghị định 117.
"Bệnh sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành qua trung gian muỗi vằn. Thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa bất chợt, thuận lợi cho sự phát sinh lăng quăng, muỗi, tăng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết. Mỗi người dân cần hành động ngay để bảo vệ cho chính mình và người thân. Việc phòng sốt xuất huyết bắt đầu từ những hành động nhỏ nhưng hiệu quả ngay từ trong gia đình", Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh.