Tối 23/09, tại nh hát VOH (Đi tiếng ni TP HCM), vở kịch “Chuyện nh Dr Thanh” do nh biên kịch Lê Chí Trung viết với cảm hứng từ cuốn sách c ng tên của tác giả Trần Uyên Phương đã chính thức được cng diễn.
Sau khi cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh” ra mắt năm 2017 và tạo được tiếng vang lớn, vở kịch lấy cảm hứng từ cuốn sách cùng tên của tác giả Trần Uyên Phương kể về cuộc đời của cha cô là ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã được công diễn. Điều đặc biệt tạo nên thành công của vở kịch là diễn xuất của những diễn viên không chuyên đến từ các phòng ban của Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Hơn 3 tháng tập luyện cho vở kịch, họ đã cùng nhau đưa khán giả đến với mọi cung bậc cảm xúc về cuộc đời ông chủ Tân Hiệp Phát cùng gia đình.
Ba cha con nhà Dr Thanh cùng hát chung ca khúc ý nghĩa
Vở kịch là câu chuyện trọn vẹn về cuộc đời sóng gió của ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát từ khi còn là một cậu bé cho tới những năm tháng trưởng thành, kinh qua biết bao thăng trầm, va vấp trên đường đời để một tay xây dựng nên thương hiệu Việt Tân Hiệp Phát cùng người đàn bà “quyền lực mềm” giỏi giang, như cánh tay phải luôn đứng sau mọi thành công của “ông Vua trà Việt”, dám đương đầu với mọi thử thách nhưng cũng là người luôn hi sinh vì gia đình.
“Chuyện nhà Dr Thanh” bắt đầu kể về cậu bé Thanh khi còn nhỏ đã là con nhà giàu, ham chơi, nghịch ngợm, nhưng lại có tinh thần cầu tiến, biết vươn lên để đạt được mục tiêu khi bị chê là ham chơi, lười học, kém tri thức. Trở thành cử nhân của Đại học Bách Khoa là minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng của chàng “công tử phá phách”, phớt đời và bất cần.
Tuổi trẻ đó cũng có sự ngang tàng, liều lĩnh khi tán đổ cô nữ sinh hoa khôi của trường Luật TP.HCM. Thông minh, xinh xắn và có ý chí khác người, cô nữ sinh tên Nụ đã quyết định bỏ qua muôn vàn lời tán tỉnh của những kẻ si mê, để nhận lời yêu và lấy anh chàng Thanh luôn có câu cửa miệng “con gái nó phải thích tao, chứ đời nào tao… thích trước”. Và từ đây câu chuyện gia đình nhà Dr Thanh bắt đầu với những sóng gió, thử thách của cuộc đời, trong đó bao gồm những giọt nước mắt của sự hờn tùi, tiếng cười của sự thành công và câu chuyện cổ tích do chính các thành viên trong gia đình viết nên…
Cô nữ sinh hoa khôi từng có rất nhiều người theo đuổi
Những phân cảnh kể về cuộc đời cô Nụ, một hoa khôi từng được rất nhiều người theo đuổi mà nay một mình ôm bụng bầu nặng trĩu, ngồi trên chiếc xe đạp cọc cạch lặn lội đi giao hàng. Đã có những lúc ngồi bật khóc tức tưởi vì mệt mỏi, vì giận hờn, vì cuộc sống mà không màng đi qua những cung đường khó khăn hiểm trở để giao hàng. Mọi tủi hờn, chịu đựng được kìm nén và gói gọn trong tình yêu của cô Nụ dành cho chồng, muốn ở cạnh là hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm, phấn đấu sự nghiệp.
Thời gian cứ thế trôi, những đứa con của ông Thanh, bà Nụ lớn lên thì mâu thuẫn trong gia đình ngày càng tăng lên. Những bữa cơm gia đình thiếu vắng cha, những việc từ nhỏ đến lớn trong gia đình đều do một tay bà Nụ lo lắng. Tôn chỉ một người cha nuôi chí lớn, “quyết không để tình thần chi phối, làm hỏng doanh nghiệp với hàng nghìn người lao động” đã đẩy gia đình ông từ mâu thuẫn nhỏ đến lớn khiến cô con gái từng nghẹn ngào thốt ra rằng “li dị đi má. Má định sống khổ như thế này cả đời à? Tại sao chứ? Bỏ đi, và má có thể sống cuộc đời hạnh phúc của riêng mình.”
Cuộc đời cô nữ sinh ngày nào khi bụng mang dạ chửa vẫn lặn lội đi giao hàng
Trong vở kịch ấy, cô con gái Trần Uyên Phương đã nhìn thẳng vào mắt mẹ mình, và hỏi: “Má hãy nói thật cho con, má thấy ba có còn yêu má nữa không?”. Câu trả lời của bà Nụ khiến tất cả phải lặng người vì sự hy sinh và yêu thương vô điều kiện: “Má tin là có, theo cách riêng của ba con!”. Như vậy đủ để thấy tình yêu thương và sự hi sinh của một người mẹ, người vợ đã tự tay gánh vác mọi chuyện trong gia đình mà không cần chồng san sẻ chỉ để mong sẽ là hậu phương vững chắc để ông Trần Quí Thanh tự tin đi trên con đường “vươn ra biển lớn” của mình.
Sau sự nghiêm khắc và lạnh lùng với gia đình, cuối cùng ông Thanh cũng đã rơi nước mắt khi người vợ của mình vào bệnh viện, đối mặt với sự sống còn. Để rồi “quyền lực mềm" ấy đã khiến ông Thanh nhận ra bản thân cần có trách nhiệm với gia đình và nhất là người phụ nữ ấy . Người đàn bà thép mạnh mẽ vô song ấy không chỉ là cánh tay đắc lực của ông Trần Quí Thanh mà còn là một người vợ "vượng phu ích tử" trong những năm tháng khởi nghiệp nhưng luôn đứng âm thầm sau chồng, sau con.
Sau tất cả, ông Trần Quí Thanh đã phải thốt lên: "Anh sẵn sàng đánh đổi tất cả để có sức khỏe của em, đối tác ưng ý nhất cuộc đời anh!"
Vở kịch kết lại đầy cảm xúc, khi từng người trong gia đình “Dr.Thanh” nhận ra giá trị và sức mạnh của thứ tình cảm thiêng liêng, không gì có thể chối bỏ. Và người tạo ra chất keo gắn kết thứ tình cảm đó, không ai khác ngoài “cô nữ sinh hoa khôi” năm nào – bà Phạm Thị Nụ -một phụ nữ thông minh để hiểu được lúc nào thì thể hiện cá tính của mình và khi nào thì ẩn nó vào trong cái bóng của chồng, phải biết tự khi nào cần xuất hiện và khi nào nên lùi ra.
“Chuyện nhà Dr. Thanh” thực sự là vở kịch xúc động và nhân văn mà bất cứ gia đình nào cũng nhìn thấy một phần của mình trong đó. Chính vì thế, vở kịch đi sâu vào lòng khán giả một cách tự nhiên và thu hút. Minh chứng là sau khi kết thúc, rất đông khán giả đã không ngại ngần chia sẻ và đưa ra lời khen cho diễn xuất ấn tượng, nội dung truyền cảm hứng của vở kịch.