Giáo dục

Đồng Nai: Nghi vấn tham nhũng trong mua sắm thiết bị giáo dục

Diệu Ly /05/20 - 06:53

Ngày 22/5, Tổ kiểm tra 1 của Tỉnh ủy Đồng Nai đã có báo cáo kết quả các gói thầu, dự án đầu tư trang thiết bị do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện với chủ đầu tư là Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Đồng Nai.

Báo cáo chỉ ra nhiều sai sót nghiêm trọng liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị dạy học của Công ty AIC, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của học sinh.

Kết luận của Tổ kiểm tra cho thấy, có nhiều sai lệch so với số lượng trang thiết bị đã được phê duyệt. Cụ thể, số lượng phần mềm trang bị cho giáo viên và phòng máy bị sai lệch so với số lượng phê duyệt của UBND tỉnh Đồng Nai, nhưng chi phí bằng nhau.

u-1.jpg
Sở GD&ĐT Đồng Nai.

Ngày 14/10/2011, Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai Lê Minh Hoàng ký văn bản xin chủ trương lập Đề án đầu tư phòng học bộ môn ngoại ngữ và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2012-20.

Sau đó, ông Nguyễn Thành Trí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký chấp thuận chủ trương với tổng mức đầu tư gần 500 triệu đồng.

Ngày 28/10/2011, ông Lê Minh Hoàng ký văn bản về việc giải trình dự án theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư là thống nhất lập dự án riêng về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên từ nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh và điều chỉnh nội dung dự án với tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2012-2013 là hơn 8 tỉ đồng.

Giai đoạn này, có 217 phòng học được hưởng thụ đầu tư trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ; trang bị 640 bộ phần mềm cho giáo viên, 106 bộ phần mềm cho các phòng máy vi tính, bổ sung 862 máy cassette có CD cho các trường.

Ngày 29/10/2011, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bồ Ngọc Thu ký tờ trình phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư hơn 8,6 tỉ đồng (tăng gần 600 triệu đồng so với đề nghị của Sở GD&ĐT) vốn đầu tư ngân sách nhà nước.

Kết luận của Tổ kiểm tra cho rằng, sau khi xem xét đề nghị của Sở GD&ĐT và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Minh Phúc ký quyết định phê duyệt Dự án là không đúng với mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 3/7/2012, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Huỳnh Lệ Giang ký quyết định phê duyệt tổng dự toán với Công ty AIC giá trị hơn 8,6 tỉ đồng để thực hiện dự án. Nhưng qua kiểm tra, số lượng trang thiết bị phê duyệt của Sở GD&ĐT có 320 bộ phần mềm trang bị cho giáo viên; 53 bộ phần mềm trang bị cho phòng máy; trang bị 862 máy cassette có CD”.

Tổ kiểm tra cũng cho biết, quá trình mua sắm trang thiết bị của Công ty AIC thiếu minh bạch, nhiều vi phạm quy định về đấu thầu. Cụ thể, chủ đầu tư không cung cấp được thông tin về việc thông báo đấu thầu, không có biên bản nghiệm thu, bàn giao trang thiết bị cho các trường.

Liên quan đến vấn đề này, Sở GD&ĐT đã có văn bản giải trình: Vì Sở không có chuyên viên có kinh nghiệm trong thực hiện đấu thầu, phải ký hợp đồng thuê tư vấn nên có hạn chế thiếu sót và chịu trách nhiệm liên quan vai trò chủ đầu tư.

Cụ thể, ngày 3/12/2012, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Huỳnh Lệ Giang ký quyết định số phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật gói thầu thiết bị gần 43 tỉ đồng, trong đó công ty AIC là nhà thầu đạt 5/5 yêu cầu về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, qua kiểm tra, chủ đầu tư không cung cấp được thông tin về việc thông báo đấu thầu.

Hiện chủ đầu tư đã thanh toán 100% giá trị hợp đồng khi chưa có đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm kèm theo phiếu bảo hành thiết bị là không đúng theo hợp đồng đã ký.

Theo giải trình của Sở GD&ĐT, nhà thầu đã cung cấp đầy đủ bản sao, nhưng hồ sơ lưu trữ đã lâu nên thất lạc.

Qua kiểm tra, Tổ kiểm tra cũng nhận thấy trang thiết bị, dịch vụ của dự án ở các trường ít sử dụng, nhiều thiết bị đã hư hỏng nhiều, nhà trường hiện đang lưu kho, chưa làm thủ tục thanh lý.

Tổ kiểm tra cho rằng, những tồn tại, hạn chế là những thiếu sót mang tính hành chính, chưa đến mức sai phạm. Do đó, đề nghị chủ đầu tư là Sở Giáo dục và Đào tạo nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để lặp lại các tồn tại, sai sót tương tự.

Những sai sót trong việc mua sắm trang thiết bị dạy học của Công ty AIC đã gây ra nhiều hệ luỵ. Thứ nhất, ngân sách nhà nước bị lãng phí do mua sắm trang thiết bị không đúng nhu cầu, chất lượng không đảm bảo. Thứ hai, chất lượng giáo dục của học sinh bị ảnh hưởng do thiếu trang thiết bị dạy học hiện đại. Thứ ba, uy tín của ngành giáo dục bị ảnh hưởng do những vi phạm trong quá trình mua sắm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đồng Nai: Nghi vấn tham nhũng trong mua sắm thiết bị giáo dục