Theo Cục Đầu tư nước ngoi (Bộ Kế hoạch v Đầu tư), thu hút đầu tư nước ngoi (FDI) tiếp tục đạt kết quả tích cực trong hai tháng đầu năm 2021.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến ngày 20/02/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,46 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo đó, 126 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 74,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 3,31 tỷ USD, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Về vốn điều chỉnh, có 1 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 23,8% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,61 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 445 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 71,9% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 543,1 triệu USD, giảm 34,4% so với cùng kỳ.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 3 tỷ USD, chiếm 55,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 1,44 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký gần 485 triệu USD và gần 3 triệu USD.
Về đối tác đầu tư, 46 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 1.64 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng thứ hai, Hàn Quốc đứng thứ ba, tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Hoa Kỳ…
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện đang có khoảng 300 doanh nghiệp, tập đoàn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có kế hoạch mở rộng đầu tư hoặc nghiên cứu, tìm hiểu môi trường đầu tư, lập kế hoạch rót vốn đầu tư vào Việt Nam.