Giá trị thương vụ M&A nửa đầu năm đạt 4,97 tỷ USD

Trang Nhi| 09/09/2022 12:25
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo nghiên cứu mới cng bố của Ernst & Young (EY), tổng giá trị giao dịch thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) nửa đầu năm nay tại Việt Nam đạt 4,97 tỷ USD, gần bằng cả năm 2021.

Báo cáo của EY cho biết, nửa đầu năm nay có 4 thương vụ M&A liên quan đến công nghệ so với 7 thương vụ của cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, 6 tháng ghi nhận một thương vụ khá lớn. OnPoint, đơn vị cung cấp các giải pháp thương mại điện tử tại Việt Nam, công bố gọi vốn thành công 50 triệu USD từ một quỹ đầu tư thành viên của Temasek Holdings. Thỏa thuận này nhắm đến ngành thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam và cũng là thương vụ gọi vốn tư nhân lớn trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển thương mại điện tử tại Đông Nam Á trong 5 năm qua.

manda-1.jpg
Ảnh minh họa.

Trong những năm gần đây, những lĩnh vực công nghệ thu hút được lượng vốn đầu tư lớn tại Việt Nam gồm: thương mại điện tử, công nghệ tài chính (Fintech), công nghệ giáo dục (Ed-tech), logistics và tự động hóa kinh doanh. Theo đó, chuyên gia EY nhìn nhận, hoạt động này có thể sẽ giảm nhiệt trong 6 tháng cuối năm.

Báo cáo mới nhất của EY cũng cho thấy, bất chấp những khó khăn về địa chính trị và tài chính, hoạt động M&A đã phục hồi tích cực trên phạm vi toàn cầu. 6 tháng, thị trường ghi nhận 2.274 thương vụ mua bán sáp nhập (M&A), với tổng giá trị 2.020 tỷ USD, giảm 18% về thương vụ và 27% về giá trị và so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, so với giai đoạn trước, hoạt động này vẫn đang đi lên với mức tăng 13% về thương vụ và 35% về giá trị.

Theo phân tích của EY, bản chất các thương vụ M&A xuyên biên giới đang thay đổi phản ánh mức độ căng thẳng địa chính trị trên toàn thế giới. Số lượng giao dịch M&A xuyên biên giới trong nửa đầu năm nay giảm xuống % so với 30% giai đoạn 20-2019. Trong khi đó, số thương vụ xuyên biên giới giữa các quốc gia lại chứng kiến mức tăng trưởng đáng kể lên 51% so với tỷ lệ trung bình 42% trong giai đoạn 20-2019.

Phân tích của EY cũng cho thấy, vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm từ con số kỷ lục 27 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016 xuống chỉ còn 1,9 tỷ USD, trong khi đầu tư của Bắc Mỹ vào châu Âu lại tăng từ 60 tỷ USD lên 149 tỷ USD trong cùng giai đoạn.

Nếu loại bỏ các thương vụ M&A theo kiểu mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) diễn ra khá sôi động trong nửa đầu năm 2021, hoạt động M&A sẽ phải trải qua giai đoạn điều chỉnh trước diễn biến thị trường. Trái ngược với giai đoạn Covid-19 bùng phát hoạt động M&A chững, hiện đa phần các doanh nghiệp có tâm thế lạc quan, tìm kiếm cơ hội tăng trưởng thông qua các thương vụ M&A. Trên phạm vi thế giới, nhu cầu thực hiện các giao dịch M&A xuyên quốc gia vẫn rất lớn, nhưng các CEO ngày càng thận trọng hơn khi lựa chọn đối tác cho các thương vụ. Họ ưu tiên mở rộng hoạt động sản xuất và theo đuổi các giao dịch tài chính trong biên phí thấp hơn, thay vì thực hiện chiến lược mở rộng toàn cầu một cách thuần túy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giá trị thương vụ M&A nửa đầu năm đạt 4,97 tỷ USD