Thanh Ha c đến 7 huyện miền núi, do tập tục v địa hình, hng nghìn hộ dân vẫn đang sinh sống dọc các sườn đồi, núi dốc hoặc men các con sng lớn. Mỗi khi vo m a mưa bão, nguy cơ sạt lở, lũ ống thường xuyên đe dọa tới tính mạng v ti sản. Khng ít các thảm kịch đã xảy ra khiến cho cả bản chìm trong nước mắt. Chính quyền địa phương đang từng bước bố trí, sắp xếp tái định cư (TĐC) nhưng gặp mun vn kh khăn.
Trước tình hình biến đổi khí hậu phức tạp, thiên tai diễn biến bất thường, khắc nghiệt và ngày càng nghiêm trọng, gây nhiều tổn thất về người và tài sản, đặc biệt là trên địa bàn các huyện miền núi. Đặc biệt, là các trận mưa lũ năm 2018, 2019 đã gây ra lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn các huyện miền núi như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, đời sống và sản xuất của nhân dân. Do đó, việc chăm lo đến công tác sắp xếp dân cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm, chú trọng. Bên cạnh việc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, chủ động xây dựng các phương án phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn... thì việc bố trí TĐC cho người dân là thực sự cần thiết và cấp thiết.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương phối hợp với các huyện miền núi, tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể vùng nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực này và phân theo các cấp độ ảnh hưởng thiên tai cao - rất cao, để triển khai xây dựng Đề án sắp xếp dân cư vùng nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, với mục tiêu đến năm 2025, thực hiện sắp xếp, ổn định cho 2.828 hộ dân (trong đó: TĐC xen ghép 1.118 hộ, TĐC liền kề 832 hộ và TĐC tập trung 878 hộ).
Trọng tâm của đề án là trong thời gian ngắn nhất bố trí đủ nguồn lực, quỹ đất để thực hiện tái định cư (TĐC), hướng đến ổn định, cải thiện đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát huy hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố quốc phòng - an ninh.
Có mặt tại bản Pùng (xã Quang Chiểu, Mường Lát) gia đình anh Thao Văn Lênh đang sinh sống ở sườn núi. Cũng như nhiều hộ khác, do sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét cao nên chính quyền xã thường xuyên cảnh báo người dân nâng cao cảnh giác mỗi khi mùa mưa lũ về. Điều này khiến bà con trong bản rất bất an. “Gia đình tôi mỗi khi có mưa lớn, bão về thì luôn phải chuẩn bị tâm lý từ trước. Cứ thấy cây cối gãy là phải di chuyển đi chỗ khác, không thì lũ ống chạy không kịp. Đấy là chưa kể đá lăn bất cứ khi nào. Điều mà người dân tại mong muốn nhất hiện nay là nhà nước sớm xây dựng xong các khu tái định cư để người dân chuyển đến sinh sống.”
Tại xã Lũng Cao (Bá Thước) tính đến thời điểm hiện tại, cả xã đã có 54 hộ dân được bố trí, sắp xếp chỗ ở đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, theo thống kê, xã còn hơn 111 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở và lũ ống, lũ quét. Cụ thể, 79 hộ đang nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, 12 hộ đang nằm trong vùng hay xảy ra lũ ống, lũ quét, tập trung ở các thôn Cao (31 hộ), thôn Trình (30 hộ), thôn Nủa (7 hộ)…
Năm 2022, huyện Bá Thước được tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng khu TĐC cho các hộ dân thuộc địa bàn thôn Trình, xã Lũng Cao, với tổng mức đầu tư là 13,8 tỷ đồng và thôn La Ca, xã Cổ Lũng, có tổng mức đầu tư là 4,95 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2022-20. Các công trình thực hiện đầu tư trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức. Hiện nay, giá thành các nguyên vật liệu xây dựng tăng cao; địa hình khu vực triển khai thực hiện dự án rất phức tạp. Trong khi đó suất vốn đầu tư theo chủ trương của tỉnh là 300 triệu đồng/hộ đối với khu TĐC tập trung và 0 triệu đồng/hộ đối với khu TĐC xen ghép là thấp so với yêu cầu, dẫn đến việc triển khai các hạng mục như đường giao thông, đường điện kết nối khu TĐC với khu vực xung quanh gặp khó khăn. Mặt khác, các dự án phải bồi thường giải phóng mặt bằng, kinh phí thực hiện giao cho huyện đảm nhận. Đối với một huyện còn nhiều khó khăn như Bá Thước, đây thực sự là áp lực lớn.
Cơ quan chức năng đã phối hợp với huyện Mường Lát, Quan Sơn, Thường Xuân, Bá Thước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 12 dự án sắp xếp, ổn định dân cư để sắp xếp ổn định cho 389 hộ dân với tổng mức đầu tư cơ sở hạ tầng là 97.950 triệu đồng năm 2022. Đối với các dự án dự kiến thực hiện trong năm 2023, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đã phối hợp với UBND các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Thạch Thành lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 11 dự án để sắp xếp ổn định cho 375 hộ dân, với tổng mức đầu tư cơ sở hạ tầng là 84.750 triệu đồng.
Theo khảo sát của PV, hàng trăm hộ dân được bố trí vào khu TĐC đều ổn định đời sống như khu TĐC bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (42 hộ); Khu TĐC Co Hương, bản Ngàm, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (36 hộ): Khu TĐC bản Lở, xã Nam Động, huyện Quan Hóa (34 hộ): Khu TĐC tập trung bản Tang, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa (39 hộ)... Tuy nhiên số hộ dân cần phải được di dời trước nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét là rất lớn.
Khó khăn cho việc bố trí sắp xếp TĐC xuất phát từ tập tục, lối sống của người dân bám nương, bám rẫy, khu vực đồi, núi cao. Dù có ở trong khu TĐC nhưng người dẫn vẫn phải làm lán, trại trên đồi để tiện cho việc canh tác. Tại các khu vực vùng núi, việc tìm được khu vực bằng phẳng, ít bị tác động của thiên tai để làm TĐC cũng là một vấn đề nan giải. Chưa kể vốn để triển khai TĐC cho người dân là rất lớn. Nguồn lực tại các huyện miền núi có hạn. Chính vì quá nhiều lực cản nên dù muốn đẩy nhanh việc đưa người dân vào các khu TĐC để đảm bảo an toàn nhất là vào mùa mưa lũ đang là vấn đề nan giải cho cơ quan chức năng. Trong khi chờ đợi thì người dân phải chủ động các phương án, kinh nghiệm, biện pháp để chủ động phòng, tránh thiên tai.