Đời sống

Hơn 236.000 tỷ đồng được huy động cho phòng, chống dịch Covid-19

Nguyên Thảo 11/04/2023 - :11

Ngày 11/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào Báo cáo kết quả thực hiện giám sát chuyên đề "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng".

Đây là một trong hai chuyên đề đã được Quốc hội quyết định giám sát tối cao trong năm 2023, kết quả giám sát sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Tại phiên họp, đại diện đoàn giám sát chuyên đề trình bày báo cáo. Sau đó, đại diện cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát phát biểu ý kiến.

thuy-anh.jpeg
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh - Phó Trưởng đoàn giám sát trình bày báo cáo

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh - Phó Trưởng đoàn giám sát cho biết, thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từ tháng 1/2020 đến tháng 1/2023, Quốc hội đã ban hành 6 nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 12 nghị quyết; Chính phủ ban hành 14 nghị định, 23 nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 35 quyết định, 4 chỉ thị; Bộ Tài chính, Bộ Y tế ban hành 22 thông tư, quyết định; các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các quy định về huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; đảm bảo an sinh xã hội; phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện mục tiêu "kép" vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng, chống dịch. 

Trên cơ sở đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, hỗ trợ lãi suất và các chính hỗ trợ trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp.

Nguồn lực thực hiện giai đoạn 2020-2022 có quy mô khoảng 613.000 tỷ, trong đó, miễn giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân khoảng 435.500 tỷ đồng; thực hiện có hiệu quả các gói hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với tổng chi phí trên 47.200 tỷ đồng.

Công tác huy động nguồn lực phòng, chống dịch được thực hiện chủ động, góp phần kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, mang lại hiệu quả tích cực trong bối cảnh khó khăn, cấp bách của đại dịch.

Đến 31/12/2022, tổng nguồn lực đã được huy động để trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch là trên 236.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là trên 189.000 tỷ đồng, huy động từ các nguồn viện trợ (chủ yếu là vaccine), tài trợ là trên 47.000 tỷ đồng. 

Quỹ vaccine phòng chống dịch Covid-19 đã huy động được trên .100 tỷ đồng; tổng số vaccine nhận từ các nguồn viện trợ, tài trợ là gần 160 triệu liều, trong đó riêng viện trợ của Chính phủ các nước là gần 0 triệu liều, trị giá khoảng .000 tỷ đồng.

Đã có hàng triệu tình nguyện viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch. 

Các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã đóng góp sức lực, tiền, hiện vật và nhiều khoản đóng góp khác dưới nhiều hình thức, trong đó có nhiều khoản đóng góp, ủng hộ không lượng hóa được bằng tiền.

Kết quả ban hành, thực hiện chính sách pháp luật về huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực cho phòng chống dịch Covid-19 đã có tác động tích cực, được nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần quan trọng trong phục hồi và kết quả phát triển kinh tế - xã hội nổi bật của đất nước năm 2022.

Liên quan y tế dự phòng, báo cáo cho thấy, đến năm 2022, mạng lưới y tế cơ sở phát triển rộng khắp cả nước, 100% huyện có trung tâm y tế, 99,6% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 92,4% trạm y tế có bác sĩ làm việc, 71% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. Ngoài ra còn có hàng chục ngàn phòng khám tư nhân, phòng khám bác sỹ gia đình, bệnh viện tư nhân tương đương tuyến huyện.

Nhân lực từng bước được củng cố cả về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo, tuyển dụng, thu hút nhân lực y tế tại y tế cơ sở, y tế dự phòng đã được quan tâm, bảo đảm đủ các chế độ, chính sách theo quy định.

Tuy vậy, Đoàn giám sát cũng chỉ rõ nhiều hạn chế. Trong đó có nhiều khó khăn trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn lực từ ngân sách nhà nước; các quy định hướng dẫn mua sắm vật tư, trang thiết chậm được điều chỉnh dẫn đến tâm lý lo ngại, sợ sai từ sau các vụ việc tiêu cực phát sinh; còn xảy ra sai phạm trong mua sắm ở nhiều mức độ khác nhau, có vụ việc đến mức phải xử lý hình sự.

Tổ chức hệ thống y tế cơ sở chưa thực sự ổn định, trải qua nhiều sự thay đổi, mô hình quản lý trung tâm y tế huyện chưa thực hiện thống nhất trên cả nước, làm ảnh hưởng tới việc bố trí, sắp xếp, ổn định nhân lực, sử dụng và quản lý vật lực, tài lực.

Từ thực tế trên, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát, trong đó cho phép thanh toán, quyết toán một số chi phí, xác lập tài sản sở hữu toàn dân liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng sau và phải hoàn thành trước 31/12/2023.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hơn 236.000 tỷ đồng được huy động cho phng, chống dịch Covid-19