Đời sống

Từ ngày 1/7, điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số

Hà Kim 28/06/20 - 20:58

Bắt đầu từ ngày 1/7/20, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước.

Tổng cục Thống kê cho biết, bắt đầu từ ngày 1/7/20, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước. Kết quả của cuộc điều tra là căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030.

dieu-tra.png
Từ ngày 1/7, điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số

Cụ thể, cuộc Điều tra thực hiện thu thập thông tin tại địa bàn 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gồm 51 tỉnh có xã thuộc vùng dân tộc thiểu số-miền núi và 3 địa phương có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống là TP HCM, Long An và Hà Tĩnh) (theo TTXVN).

Điều tra sử dụng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp. Các điều tra viên sẽ đến từng hộ để thu thập các thông tin về: Nhân khẩu học của dân số; giáo dục; di cư; hôn nhân; sử dụng bảo hiểm y tế; việc làm; lịch sử sinh và tình hình sử dụng biện pháp tránh thai của nữ từ 10 đến 49 tuổi và các thông tin về người chết; nhà ở và điều kiện sinh hoạt; đất ở, đất sản xuất; một số loại gia súc chủ yếu; tình hình tiếp cận dịch vụ công cộng của hộ gia đình.

Bên cạnh đó, nội dung điều tra đối với UBND xã gồm các thông tin về: đặc điểm của xã; sử dụng điện, đường, giao thông; trường học và trình độ giáo viên; nhà văn hóa; y tế và vệ sinh môi trường; chợ và cụm/khu công nghiệp; trình độ của cán bộ, công chức cấp xã; tôn giáo, tín ngưỡng; mức độ phủ sóng điện thoại và internet.

Tiêu chí xác định địa bàn điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 20 đã thay đổi so với trước đây. Theo đó, địa bàn điều tra được quy định là địa bàn có số lượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống chiếm từ % trở lên so với tổng số dân của địa bàn, thay vì 30% như các cuộc điều tra trước.

Cuộc điều tra có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở, hôn nhân, y tế, giáo dục, điều kiện sống... Đây cơ sở để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống Chỉ tiêu thống kê Quốc gia và Hệ thống Chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Từ ngy 1/7, điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số