Từ ngày 01/01/20, nhiều chính sách liên quan đến đời sống xã hội sẽ có hiệu lực thi hành.
Việc tuổi nghỉ hưu năm 20 của người lao động tăng lên so với quy định về tuổi nghỉ hưu năm 2023 kéo theo điều kiện hưởng lương hưu năm 20 của người lao động cũng thay đổi.
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) thì trong điều kiện lao động bình thường, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; Đủ tuổi của lao động nam là đủ 61 tuổi và độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là đủ 56 tuổi 4 tháng.
Trường hợp 2: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Có đủ năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021; Độ tuổi nghỉ hưu của nam vào năm 20 không thấp hơn 56 tuổi và độ tuổi nghỉ hưu của nữ vào năm 20 không thấp hơn 51 tuổi 4 tháng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Trường hợp 3: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; Có đủ năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; Độ tuổi nghỉ hưu của nam vào năm 20 không thấp hơn 51 tuổi và nữ không thấp hơn 46 tuổi 4 tháng.
Trường hợp 4: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
Trường hợp 5: Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 56 tuổi 4 tháng.
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam vào năm 20 là đủ 61 tuổi và độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là đủ 56 tuổi 4 tháng. Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua ngày 9/1/2023, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/20, thay thế cho Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Với 12 chương, 121 Điều (tăng 3 chương và 30 Điều so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh. Đồng thời, tiếp tục chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế.
Luật mới sửa đổi, bổ sung đối tượng được ưu tiên khám, chữa bệnh đối với người từ đủ 75 tuổi (trước đây phải từ đủ 80 tuổi) và người khuyết tật đặc biệt nặng.
Theo đó, Thông tư 66/2023/TT-BCA sửa đổi, bổ sung Điều 17 xác nhận thông tin về cư trú của Thông tư 55/2021/TT-BCA. Cụ thể, công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây, thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin về cư trú khác đang có trong CSDL về cư trú, CSDL quốc gia về dân cư. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 1 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong CSDL về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh...
Như vậy, từ ngày 01/01/20, xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 1 năm kể từ ngày cấp thay vì có giá trị 6 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú như quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA.
Từ ngày /1/20, Nghị định số 83/2023 của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực. Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
Trong đó, Nghị định số 83/2023 sửa đổi, bổ sung Điều 17 Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ như sau:
Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc lựa chọn ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ (đại lý phân phối) cho đối tượng mua.
Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận.
Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau: Đối tượng mua trái phiếu; Khối lượng dự kiến phát hành; Kỳ hạn trái phiếu; Lãi suất dự kiến; Thời gian dự kiến phát hành; Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).
Bộ Tài chính chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ theo các nội dung quy định trên. Ngoài ra, Nghị định số 83/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 22 về trái phiếu ngoại tệ.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 17/2023/TT-BNV về nội quy và quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Đáng chú ý, tại Điều 4 Thông tư 17/2023/TT-BNV nêu rõ quy định đối với thí sinh thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Cụ thể như sau: Phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định. Trường hợp thí sinh dự thi đến muộn quá 10 phút kể từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài thi thì không được dự thi. Trường hợp thí sinh gặp sự cố bất khả kháng đến quá giờ thi, Trưởng điểm thi phải báo cáo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, quyết định cho thí sinh thi lại ca sau hoặc thi lại đợt thi khác.
Xuất trình Giấy CMND hoặc Thẻ CCCD hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng; giấy xác nhận đăng ký dự thi để giám thị đối chiếu trước khi vào phòng thi...
Chỉ được mang vào phòng thi bút viết và một số loại thuốc mà thí sinh dự thi có bệnh án phải mang theo; không được mang vào phòng thi các loại túi xách, điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện kỹ thuật thu, phát truyền tin, phương tiện sao lưu dữ liệu, thiết bị chứa đựng, truyền tải thông tin khác và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi...
Thông tư 17/2023/TT-BNV có hiệu lực thi hành từ ngày /01/20.
Ngày 6/12/2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 105/2023 quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý Bộ Quốc phòng.
Về tiêu chuẩn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, Thông tư 105 quy định tiêu chuẩn sức khỏe về mắt thì việc loạn thị, mù màu vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự. Trong khi đó, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16 năm 2016, tất cả các loại loạn thị, mù màu đều là tình trạng sức khỏe rất kém và không đủ điều kiện để đi nghĩa vụ quân sự.
Các loại bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực gồm có: tâm thần, động kinh, bệnh Parkinson, mù một mắt, điếc, di chứng do lao xương khớp, di chứng do phong, các bệnh lý ác tính (u ác, bệnh máu ác tính), người nhiễm HIV, người khuyết tật mức độ nặng và đặc biệt nặng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/20.
Các tiêu chuẩn sức khỏe theo chính sách mới tại Thông tư 105 sẽ chính thức áp dụng trong kỳ tuyển quân nghĩa vụ quân sự của năm 2025 diễn ra từ 01/11/20 - 31/12/20.
Bổ sung nhiều đối tượng được ưu tiên khám, chữa bệnh theo Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023. Ảnh minh họa NLĐ
Bên cạnh đó, Luật mới bổ sung quy định ưu tiên Ngân sách Nhà nước khám, chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đang sống ở biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; người bị các bệnh như tâm thần, phong, truyền nhiễm nhóm A, nhóm B.
Về chất lượng chuyên môn, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thay thế tên gọi của “Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” thành “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh”.
Phương thức cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ chuyển từ quy định xét duyệt hồ sơ sang quy định phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 05 năm và để được gia hạn Giấy phép hành nghề thì phải đáp ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định.
Việc chuyển đổi từ “Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” được cấp trước ngày 01/01/20 sang “Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” sẽ được thực hiện theo lộ trình, do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.