Kéo giảm chi phí logistics, thúc đẩy xuất khẩu

Trang Nhi| 19/04/2022 10:45
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chi phí logistics tăng cao, khiến cho chi phí hng ha xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng theo, lm mất lợi thế cạnh tranh so các nước trong khu vực. Vì vậy, việc tìm giải pháp kéo giảm chi phí ny - l yêu cầu cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh cho hng ha Việt Nam.

Đó là nhận định của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn IPPG, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhìn nhận tại tọa đàm “Tìm giải pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp”.

Cước vận tải và giá dầu thế giới liên tục tăng cao trong thời gian qua, đã ảnh hưởng lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hiện giá cước vận chuyển hàng không từ Việt Nam đến Hoa Kỳ, đã tăng từ 1,8 USD/kg lên 18 USD/kg (gấp 10 lần), doanh nghiệp càng xuất khẩu càng lỗ.

logistics-keo-giam-chi-phi-1.jpg
Chi phí logistcis đang là một trong những thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu.

Bởi vậy, chi phí logistcis đang là một trong những thách thức lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động của các DN xuất nhập khẩu trong năm nay.

Lý giải nguyên nhân chi phí xuất nhập khẩu chưa thể giảm, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) Đào Duy Tám cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến chi phí xuất nhập khẩu khó kéo giảm thời gian qua như tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng, xung đột Nga - Ukraine…

Ngoài ra, trong hoạt động xuất nhập khẩu, các bộ, ngành liên quan đến cấp phép, kiểm tra chuyên ngành việc cùng thực hiện thủ tục cải cách hành chính, nhưng còn thiếu đồng bộ, một số quy định ban hành ra chưa theo kịp thực tiễn, văn bản quản lý chuyên ngành còn chồng chéo.

Ông Nguyễn Tương, Cố vấn cấp cao Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, chi phí logistics gồm lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan... chiếm tỷ lệ khá lớn nên giá thành hàng hóa bị đẩy lên cao. Chi phí logistics của Việt Nam tương đương khoảng 16,8% GDP. 

Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam, bổ sung, đối với vận tải quốc tế, việc lệ thuộc lớn vào nước ngoài trong vấn đề vận tải biển đã diễn ra nhiều năm và đến nay đang gây nhiều khó khăn cho DN xuất nhập khẩu Việt Nam. Vấn đề tăng giá cước vận tải đi theo nền kinh tế thị trường, do các DN quyết định dựa trên sự điều tiết của cung - cầu. Chính vì vậy, để tìm ra giải pháp căn cơ nhằm cắt giảm chi phí vận tải quốc tế trong tương lai, cần sự chỉ đạo, vào cuộc sát sao của các cơ quan chức năng trong việc phát triển các đội tàu container, bắt đầu từ các tuyến trong khu vực châu Á.

logistics-keo-giam-chi-phi.jpg
Kéo giảm chi phí logistics, thúc đẩy xuất khẩu

Còn đối với chi phí vận tải nội địa, ngoài việc cắt giảm chi phí hạ tầng cảng biển, cần có chính sách ưu đãi về thuế, phí đối với DN đầu tư vào lĩnh vực logistics như kho bãi, cảng cạn, đầu tư nhân lực... Ngoài ra, bản thân các chủ hàng với các DN dịch vụ logistics cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn để có những giải pháp tối ưu trong vấn đề kế hoạch, thông tin.

Còn ông Đinh Hữu Thạnh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bee Logistic Việt Nam cho rằng, DN cần có thêm những thông tin, hướng dẫn cụ thể trong việc tiếp cận với dự án đầu tư trung tâm logistics tại các tỉnh, thành phố. Khi có mục tiêu, các DN mới có thể liên kết tập trung nguồn lực trong đầu tư và phát triển các trung tâm logistics tại Việt Nam. Cùng với đó, thủ tục cho phép các DN logistics Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cũng cần được thông thoáng và thuận lợi hơn.

Ngoài ra, để giảm chi phí, DN logistics còn cần nâng cao chất lượng dịch vụ; đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số cũng như sắp xếp lại tổ chức, để phấn đấu trong vòng 3 năm nữa chi phí logistics giảm xuống còn 12% - 13% giá trị hàng hóa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kéo giảm chi phí logistics, thúc đẩy xuất khẩu